MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 519

67. NGỤY TRƯNG

MƯU NHƯ NGUỒN NƯỚC SÂU,

ĐỨC NHƯ TẤM GƯƠNG SÁNG

Ngụy Trưng tự Huyền Thành, sinh năm 580, mất năm 643, người Quán

Đào (nay là Quán Đào - Hà Bắc). Lúc nhỏ mồ côi nghèo khổ, từng xuất gia
làm đạo sĩ. Cuối đời Tuỳ tham gia quân khởi nghĩa Ngoã Cương, sau về
hàng Đường, đã bị Đậu Kiến Đức bắt sống, cử làm cư xá. Kiến Đức bị
đánh thua, lại hàng Đường lần nữa, làm Thái Tử tẩy mã. Sau “sự biến cửa
Huyền Vũ”, Đường Thái Tôn tôn trọng tài năng và mưu lược của ông,
thăng làm Gián nghị đại phu, lại thăng làm Bí thư giám, Thị trung phong là
Trịnh Quốc Công. Sau khi chết, thuỵ là “Văn Trinh” được bồi táng ở Chiêu
Lăng, Thái Tôn tự viết văn bia, làm thành sách đá. Cùng năm đó vẽ hình ở
Long Yên các.

Cuối đời Ngụy Trưng, là một đời chính trực với người, làm quan thanh

liêm thẳng thắn, nói giỏi viết hay, thành tích nổi bật, là nhà chính trị, nhà sử
học, gián quan nổi tiếng đời Đường. Ông, tài hoa vượt trội, đảm lược hơn
người, túc trí đa mưu, dám nói dám làm, vì lợi ích của quốc gia và an cư lạc
nghiệp của trăm họ đã thường xuyên không nể mặt can thẳng Đường Thái
Tôn, không hề nghĩ tới lợi hại cá nhân và gia đình. Vì vậy ông xứng đáng là
nhà mưu lược có phẩm chất cao thượng không có nhiều trong lịch sử Trung
Quốc.

Ngụy Trưng với tư cách là nhà mưu lược, có tư tưởng mưu lược cũng

như đạo làm người, đạo cai trị của ông, trước sau đều xuyên suốt sự chính
trực, chính phái và chính đạo, tính mưu vì nước, hiến kế lợi dân, không
giảo quyệt khi làm việc, không lấy quyền thuật hại người, không dùng kế
hiểm lợi mình, càng không lấy âm mưu hại nước. Vì vậy “Cựu Đường
Thư” đánh giá ông rất cao.

TUNG HOÀNH THEO Ý,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.