Đường Đức Tôn, cho dù ba đời vua sau hôn ám, nhưng ông đã dùng trí
mưu của mình để bổ cứu và cống hiến; mặc dù bọn gian thần ghen ghét
hãm hại, nói chung ông đều dùng trí thuật tránh khỏi tai họa. Phương pháp
chủ yếu để ông xử lý thời loạn là: Một, không cầu làm quan, tự cho là bạn
bè của hoàng đế, tiến lùi tương đối tự do. Hai, công khai nói chuyện thần
tiên, quái dị, tự cho là người ngoài đời, sinh hoạt đạm bạc, người đời không
bàn tán được gì. Lý Tiết đã tự giác tránh khỏi tệ ham danh lợi phò tá triều
Đường, đã có cống hiến trọng đại trong việc tiếp diễn của đế quốc Đường,
là một đại thần mưu trí rất có tính đại biểu.
CÙNG NGỒI GIƯỜNG NGỰ,
DẪN DẮT TÚC TÔN
Lý Tiết thường xuyên cùng Túc Tôn bàn luận về đại sự hưng, vong,
thành, bại trong thiên hạ, vì Túc Tôn bày mưu tính kế, Túc Tôn rất phấn
khởi muốn phong chức quan. Lý Tiết kiên trì không nhận, nguyện làm
khách nhân. Lý Tiết tuy chưa làm quan nhưng vào thì bàn việc nước, ra thì
bồi xe vua, mọi việc bốn phương thuyên chuyển, cách chức tướng văn,
tướng võ đều có Tiết tham dự. Con trai Túc Tôn là Kiến Ninh Vương Đàm,
từ sau sự biến Mã Ngôi Pha, luôn luôn đi cùng Túc Tôn, giữa đường gặp
giặc cướp thường chọn kiêu dũng huyết chiến đế bảo vệ Túc Tôn. Túc Tôn
không thể ăn cơm đúng giờ, anh ta buồn bã mà rơi nước mắt. Vì vậy Túc
Tôn muốn cử Đàm làm nguyên soái binh mã thiên hạ, để thống lĩnh các
tướng đông chinh. Lý Tiết nói với Túc Tôn: Kiến Ninh Vương rất xứng
đáng làm nguyên soái, nhưng Quảng Bình Vương là trưởng, nếu Kiến Ninh
Vương thành công, chẳng lẽ để Quảng Bình Vương làm Ngô Thái Bá ư?
Túc Tôn nói: Quảng Bình Vương đã được làm người nối dõi, hà tất phải lấy
nguyên soái làm trọng? Lý Tiết thưa: Quảng Bình Vương chưa chính thức
lập làm Đông cung, nay vào lúc khó khăn, lòng người nghiêng theo nguyên
soái, nếu Kiến Ninh Vương thành công thì sắp xếp Quảng Bình Vương như
thế nào. Túc Tôn nghe ý kiến của Lý Tiết, lấy Quảng Bình Vương làm
nguyên soái binh mã thiên hạ. Các tướng đều thuộc về phủ nguyên soái.