MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 597

Thổ Cốc Huy, Đảng Hạng v.v... làm phản. Trong nỗi lo thù trong giặc
ngoài, Đại Lịch năm thứ ba (năm 768) Đại Tôn triệu Lý Tiết về, yêu cầu
ông uống rượu ăn thịt, lấy vợ, làm quan (tế tướng). Lý Tiết cố từ chức tể
tướng, giữ thân phận tân khách, nhưng phải lấy vợ. Trong thời gian phò tá
Đại Tôn, đã vì Đại Tôn nêu nhiều chủ kiến, giải quyết được nhiều vấn đề.
Nhưng Đại Tôn chỉ muốn làm hoàng đế hưởng lạc, không nghe kế hoạch
dùng binh của Lý Tiết, khiến cho cục diện Thổ Phiên cát cứ trong thời gian
ông ta ở ngôi đã thành cố định. Đại Lịch năm thứ năm (năm 770), Nguyên
Tải giúp Đại Tôn giết Ngư Triều Ân, Nguyên Tải bắt đầu vì Đại Tôn làm
ác. Nguyên Tải muốn đuổi Lý Tiết ra khỏi kinh đô. Đại Tôn nói với Lý Tiết
đợi ông ta trừ xong Nguyên Tải sẽ trở về, bảo ông hãy đến Giang Tây
trước, làm phán quan. Nhưng tám năm sau, Đại Tôn mới diệt dược Nguyên
Tải rồi triệu Lý Tiết về. Chưa được mấy ngày, Đại Tôn lại nghe tể tướng
Thường Duyễn để Lý Tiết ra khỏi kinh về làm Thứ sử châu Cố.

Thời Đại Tôn, Thái tử Lý Thích làm Phụng Tiết Vương, học văn với Lý

Tiết và cũng cùng chơi với ông. Đại Tôn mất, Lý Thích tức vị là Đức Tôn.
Đức Tôn tính hay nghi kỵ, nghiệt ngã, nóng vội, bảo thủ cố chấp, hành
động thiếu suy nghĩ, lại thêm bên mình có một số gian tướng, đã gặp tai
nạn, rắc rối, nhất là cuộc binh biến Kinh Nguyên đã đánh vào kinh thành,
ông ta hầu như bị bắt sống. Trước đây Túc Tôn, Đại Tôn đều ưu đãi Hồi
Hột, để phòng bị Thổ Phiên nhưng vì bị Hồi Hột làm nhục, lại thù hận Hồi
Hột hầu như sắp có chiến tranh. Điều nguy hiểm hơn là đã giải trừ binh
quyền của Lý Thành, quan võ giận dữ đòi giải thể, tể tướng Trương Đình
Thưởng cũng từ chức. Tình trạng trong, ngoài chia rẽ như vậy đã trở thành
bước ngoặt quan trọng của triều Đường. Đại khái, Đường Đức Tôn cũng
cảm thấy nguy hiểm nên đã từ Thư viện Bồng Lai triệu Lý Tiết về làm tể
tướng. Lý Tiết cảm thấy trong tình hình đó không làm tể tướng cũng không
được, nên đã đồng ý làm tể tướng. Lúc này cũng chỉ có một mình Lý Tiết là
có thể cứu vãn được tình hình nguy hiểm, bởi vì chỉ có ông, người hiểu
Đức Tôn nhất, đồng thời có thể dùng thái độ hòa thuận để phân tích lợi hại,
lay động Đức Tôn, khiến nhà vua ít nhiều cũng phải nghe một số.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.