MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 598

Sau khi nhận nhiệm vụ, Lý Tiết cùng Lý Thành, Mãi Toại - hai vị công

thần vào gặp Đức Tôn. Đức Tôn sợ Lý Tiết sau khi làm tể tướng sẽ lạm
dụng chức quyền, tổn hại đến việc hoàng đế một mình nắm quyền thưởng
phạt, liền nói với Lý Tiết, trước đây ở Linh Vũ, giữ chức làm tế tướng, ông
không chịu làm. Nay ông nhận làm, tôi muốn định với ông một điều: Các
người quyết không được báo thù, chịu ơn muốn trả, tôi sẽ trả thay ông. Lý
Tiết nói: Tôi vốn tin phục đạo giáo, không kết thù với người và cũng chẳng
có ơn riêng để phải trả. Hôm nay, ngược lại, tôi cũng muốn cùng hoàng
thượng định một điều. Đức Tôn nói có thể được. Lý Thành, Mã Toại có
công lớn với nước, vạn nhất nhà vua hại họ, sợ rằng trong ngoài sẽ làm
phản, đại loạn lập tức đến ngay. Nhà vua phải thành tâm đối đãi với họ, hai
vị công thần cũng không vì địa vị cao mà tự nghi ngờ, thiên hạ sẽ vô sự.
Đức Tôn đáp ứng không hại Lý Thành, Mã Toại. Hai người cùng rơi nước
mắt bái tạ. Một đầu mối nguy cấp đã yên ổn vượt qua như vậy đó. Lý Tiết
đã làm được nhiều việc có lợi cho nước. Như đã giữ được ba đồn điền Hàn
Hoảng, Sách Hiệp Thành, Biên Quan v.v... đều được đời đời truyền tụng.
Trong thời Đức Tôn còn có hai việc cống hiến rất lớn với triều Đường. Một
là có người tố giác công chúa Đại Trưởng dâm loạn mà lại chán ghét nghi
thức cúng lễ. Đức Tôn cả giận, đem giam công chúa Đại Trưởng vào nhà
tối, trách mắng thái tử nhiều, đồng thời quyết định lập Dự Vương là cháu
làm thái tử. Đức Tôn triệu kiến Lý Tiết vào báo cho ông biết việc đó, và nói
Dự Vương gần đây rất tiến bộ, phải đối xử với ông ta như con đẻ. Lý Tiết
nói, nhà vua đối với con mình thì hoài nghi, làm sao có thể đối xử với cháu
như với con? Đức Tôn liền nói, ông dám chống lại ý kiến của ta, vì sao lại
không yêu mến gia tộc của ông? Lý Tiết nói: Chính vì yêu gia tộc của mình
nên tôi không dám nói hết lời. Nếu như sợ bệ hạ giận lớn mà chịu theo,
tương lai bệ hạ hối hận lại, nhất định sẽ oán tôi. Ông trình bày, thái tử
không có ý đồ làm loạn, nói đến đạo lý cha con mà nghi ngờ lẫn nhau, tất
mất nước, còn dùng ví dụ Đường Túc Tôn giết Kiến Ninh Vương để thuyết
phục Đức Tôn. Do ông nói lý thấu triệt, thái độ thành khẩn, vừa nói vừa
khóc, khiến Đức Tôn cũng cảm động rơi nước mắt. Sau khi làm rõ sự việc,
Đức Tôn vừa rơi nước mắt vừa vỗ vai Lý Tiết nói: Nếu không có những lời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.