MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 666

86. PHẠM TRỌNG YÊM

LÒNG LO THIÊN HẠ,

TRÍ VÌ TRUNG NGUYÊN

“Lo trước mối lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, đó là câu

viết nổi tiếng trong bài viết nổi tiếng “Ký lầu Nhạc Dương” của Phạm
Trọng Yêm, nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng và nhà giáo dục, nhà văn
trác việt thời Bắc Tống. Hai câu nổi tiếng này đã trở thành một bộ phận tổ
thành của “tinh thần Trung Quốc”, là của cải tinh thần cực kỳ quí báu của
nền văn minh Trung Hoa sáng ngời. Chu Hy gọi Phạm Trọng Yêm là nhân
vật đệ nhất lưu trong trời đất kể từ khi có sử đến nay.

LÒNG ÔM CHÍ LỚN,

KHỔ HỌC KHÔNG LƠI

Phạm Trọng Yêm, tự Hi Văn, người huyện Ngô, Tô Châu (nay là huyện

Ngô - Giang Tô) sinh vào Đoan Củng năm thứ hai, Tống Thái Tôn (năm
989), chết năm thứ tư Hoàng Hựu (năm 1052). Ông là đời sau của tể tướng
Đỗ Lữ Băng đời Đường, cha là Phạm Dung, từng làm Chưởng thư ký Tiết
độ sứ Ninh Vũ quân. Phạm Trọng Yêm hai tuổi thì bố chết, ông theo bà mẹ
cải giá qua một cuộc sống khổ cực, bơ vơ, đói rét, nhưng lòng ôm chí lớn,
khắc khổ học tập, ông thường đến tăng phòng ở chùa Lễ Tuyền cách nhà
không xa ở trọ, sớm chiều đọc sách ngâm nga. Tinh thần chăm chỉ học
hành của ông đã gây ấn tượng sâu sắc cho người ta: mỗi tối nấu chín hai
hợp (bằng một phần năm lít) cháo gạo đặc, hôm sau dùng dao cắt làm bốn
miếng, sớm, tối, mỗi lần ăn hai miếng, kèm mấy cây rau muối, nửa thìa
nước chấm, ăn xong, tiếp tục đọc sách. Ông khắc khổ học tập ngày đêm
không ngừng, mùa đông khi đọc sách quá mệt thì rửa mặt bằng nước lã. Ba
năm trôi qua, kho sách ở đó đã không đáp ứng đủ yêu cầu của ông, ông liền
đi bộ du học, đến Thiên Phủ thư viện (nay là huyện Thương Khưu - Hà
Nam) là nơi rất có tiếng đương thời. Phạm Trọng Yêm vô cùng quí trọng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.