quyền mà Khương Thị và Thúc Đoạn mưu đồ cũng nhìn thấy rất rõ ràng.
Thế nhưng Trịnh vẫn không hề biểu lộ thái độ, đã sử dụng mưu kế “tri giả
bất ngôn” - Người hiểu biết không cần nói (“Trang Tử - Chương ngũ thập
lục”) “Tương dục phế chi, tất cố cửu chi”, “Tương dục đoạt chi, tất cố dữ
chi” - Sắp phế bỏ hắn, tất phải tấn cử hắn, sắp cướp đoạt hắn, tất phải giữ
chắc hắn - (“Lão Tử - Tam thập lục chương”), trước hết thi hành mưu lược
kín đáo, đợi thời cơ phá hắn. Quan đại phu nước Trịnh là Tế Trọng nói với
Trịnh Trang Công báo cáo:
- Thúc Đoạn chiêu binh mãi mã, mở rộng thành trì, sẽ có thể đem lại
phiền phức cho nước Trịnh.
Ngược lại, Trang Công đã trả lời:
- Đây là ý của quốc mẫu ta.
Tế Trọng kiến nghị Trang Công phải hạ thủ trước để trừ bỏ mầm họa ẩn
tàng. Trái lại, Trang Công nói:
- Ngươi hãy cứ chờ đợi xem.
Thúc Đoạn lại chiếm lĩnh hai thành nhỏ ở gần kinh thành. Công tử Lữ là
quan đại phu nước Trịnh nói:
- Một nước không thể có hai vua, bệ hạ muốn làm như thế nào? Nếu bệ
hạ muốn trao đại quyền cho Thúc Đoạn thì lũ chúng tôi sẽ tới làm đại thần
cho ông ta. Nếu không dự định trao quyền, thì phải trừ bỏ ngay. Không thể
để cho dân chúng có nhị tâm được.
Trang Công giả vờ bực tức nói:
- Việc này ngươi không cần quan tâm tới.
Trịnh Trang Công biết, nếu hành động quá sớm, tất sẽ vấp phải lời dị
nghị của người ngoài, rằng ông ta là người bất hiếu bất nghĩa. Do đó, Trang
Công cố ý để cho âm mưu của Thúc Đoạn tiếp tục bộc lộ. Mãi cho tới khi
Thúc Đoạn và Khương Thị mật mưu trong ứng ngoài hợp, mới ra lệnh cho
công tử Lữ kéo quân tới đánh kinh thành. Thúc Đoạn chạy trốn tới Yên (địa
danh của nước Trịnh, nay là huyện Yên Lãng tỉnh Hà Nam). Trịnh Trang