MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 704

Tường vội quì xuống đau thương khóc lóc, rồi nói: Xin thánh giá trở về.
Triệu Hiển đành vội quay đi. Tiếp đó người đến khuyên hàng là Bình
chương chính sự A Hợp Mã, quyền nghiêng trong triều đình và ngoài dân
gian triều Nguyên, ông ta ngồi trên nhà cao, muốn Văn Thiên Tường quì ở
dưới. Nhưng Văn Thiên Tường ngẩng đầu đứng thẳng nghiêm chỉnh nói:
Tể tướng Nam triều gặp Tể tướng Bắc triều, sao có thể quì? A Hợp Mã lấy
cái chết đe dọa. Văn Thiên Tường nghiêm giọng nói: Muốn giết thì giết! A
Hợp Mã không còn cách nào, đành cho giải Văn Thiên Tường đến Binh mã
ty nha môn, giam ở đó.

Không lâu, thừa tướng triều Nguyên, Bác La triệu kiến Văn Thiên Tường

ở khu Mật viện, vẫn muốn ông lạy, Văn Thiên Tường chỉ vái chào chứ
không lạy. Bác La nói: Từ xưa đến nay, có ai mang đất đai, tôn miếu nộp
cho người khác mà mình thoát thân được không? Văn Thiên Tường nói:
Chắp tay dâng quốc gia là kẻ bán nước, kẻ bán nước nói chung là muốn
mưu tìm chỗ tốt, nhưng ông nhất định không muốn đi. Quốc gia đã mất,
trung thần còn sống làm gì? Bác La nói: Vứt bỏ không để ý gì đến tự quán
Đức Hựu, lập riêng hai vua, đó có phải là điều trung thần làm không? Văn
Thiên Tường nói: Vào lúc quốc gia nguy cấp, phải lấy xã tắc làm đầu, vua
ở sau, tôi lập riêng hai vua là tính toán vì quốc gia. Người theo Tấn Hoài
Đế, Tấn Mẫu Đế đầu hàng là bất trung; người đi theo Tấn Nguyên Đế về
phương Nam phục quốc mới là trung thần; người theo hai vua Huy, Khâm
lên phương Bắc là bất trung, người theo Cao Tôn đi về Nam là trung thành.
Nhất thời Bác La không nói được gì. Rồi đột ngột hỏi: Tấn Nguyên Đế,
Tống Cao Tôn đều là vua được thụ mệnh, còn ông lập hai vua, danh không
chính ngôn không thuận, đó là cướp đoạt ngôi vua vậy! Văn Thiên Tường
nói: Cảnh, Viên là con giai trưởng Độ Tôn, là anh ruột Đức Hựu, không thể
nói là không chính đại. Nhà vua lên ngôi sau khi Đức Hựu đã rời ngôi,
không thể nói là cướp đoạt. Trần thừa tướng theo mệnh lệnh của Thái hậu,
đưa hai vị vua ra cung, không thể nói là không được thụ mệnh. Bác La bị
bác bỏ đến nỗi ngắc nga ngắc ngứ, đành dùng “không được thụ mệnh”. Để
biện giải cho mình, Văn Thiên Tường nói: Trời giúp người qui tụ, tuy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.