tìm sự sống trong cái chết. Nó đã vun đắp rất hiệu quả tinh thần tiến thủ của
nhân viên công ty. Chính nhờ vào tinh thần tiến thủ này, công ty Kinh Đào
mới có thành tựu to lớn như ngày hôm nay.
Công ty Nhật Lập là một trong những công ty chế tạo đồ điện lớn nhất Nhật
Bản. Sản phẩm của công ty thuộc hàng cao cấp trên thế giới, nhưng họ vẫn
luôn tạo ra cảm giác bị khủng hoảng để duy trì công ty. Năm 1974, công ty
tuyên bố giảm lương của 22.000 nhân viên, cho 20% nhân viên nghỉ việc
một tháng với lý do tình hình kinh doanh không tốt. Năm 1975 tại thực hiện
giảm lương toàn diện của 4.000 nhân viên quản lý cao cấp đầu tiên từ khi
thành lập đến nay. Một mặt, là giảm tiền lương giảm giờ công, mặt khác lại
tuyển dụng nhân viên mới. Nhưng tháng 4 năm 1974, công ty tuyên bố
danh sách gần 1.000 nhân viên mới trúng tuyển sẽ thông báo lùi lại 20 ngày
vì sản xuất không đủ.
Có phải trong thời gian này công ty thật sự có khủng hoảng? Không phải.
Ban lãnh đạo công ty cho rằng, để làm cho công ty của mình mãi mãi có
địa vị vững vàng thì phải khiến cho toàn thể nhân viên thường xuyên ở
trong hoàn cảnh khó khăn, từ đó phát huy tối đa vai trò cá nhân.
Trên thực tế, trong "thời điểm sụt giá", hiệu quả của công ty Nhật Lập
không hề giảm, mẫu mã sản phẩm ngày càng nhiều, giá thành sản phẩm
dần dần hạ thấp. Trong cạnh tranh với các công ty điện tử cùng ngành như
Đông Ngải, National v v... có nhiều chỉ tiêu dẫn đầu.
Đây chính là ý thức hoạn nạn khốn khó. Bình thường cũng đang là thời kỳ
kinh tế tiêu điều: Một khi thật sự xuất hiện tình trạng kinh tế tiêu điều thì
khả năng vượt qua khủng hoảng, khắc phục khó khăn của công ty sẽ rất
mạnh. Sự việc được đẩy lên đến cực điểm, có thể thúc đẩy sự vật chuyển
hóa theo chiều hướng tốt. Đánh nhau bằng thế trận sống mái xem ra là "Sơn
cùng thủy tận ngờ rằng không có đường ra", một khi đặt mình vào chỗ chết
để tìm sự sống mới thì sẽ xuất hiện cục diện "Liễu rũ hoa nở lại một lần".