NAM HẢI DỊ NHÂN LIỆT TRUYỆN - Trang 28

Đây đấy cùng thuyền k héo một đường!
Trong hội cổ đàm ngươi thảo thích;
Trên ngôi đài các tớ nghênh ngang.

Truyện xưa người vẫn căm Hàn Dũ,

[8]

Việc trước ta còn oán Thủy Hoàng.

[9]

Gặp gỡ mảy may rồi lại biệt,
Kẻ tròn quả phúc, k ẻ vinh xương.

Chưa sang khỏi đò đã vịnh xong bài thơ. Nhà sư mừng rỡ, giốc cả đẫy oản ra cho ông ấy. Ông ấy ngồi ngay đầu thuyền ăn một lúc hết

80 phẩm oản. Người trong thuyền ai cũng ngạc nhiên, nhà sư lấy làm kỳ dị, lại tặng thêm một quan tiền và nói rằng:

- Thầy có tài như thế, nay tuy còn ở trong trần ai, nhưng tất có ngày làm nên hách dịch. Sư nghèo này xin dâng một bữa, ngày sau có

đắc chí, đánh dẹp đốt phá ở đâu, thì xin chừa những nơi chùa chiền ra, mới là ân huệ.

Sang khỏi đò, ông ấy từ bọn sư đi rồi. Bấy giờ đang lúc Lê, Mạc đánh nhau, dân xã điêu tàn, ông ấy đi đến đâu không kẻ nào nhìn đến,

có khi ba ngày mới được ăn một bữa, thường vẫn phải làm mướn kiếm ăn.

Một buổi, sớm đến làng Vĩnh Trị, gặp một bà già ra chợ, gọi người thuê làm ruộng hoang. Hỏi mấy mẫu, thì bà già đưa đến chỗ ruộng

sâu, trỏ ra bảo rằng:

- Chỗ ruộng kia nước sâu, mà cỏ mọc lùm tùm, ước chừng năm mẫu.

Ông ấy bảo rằng:

- Bà cụ về nhà, thổi cơm độ mười người ăn, và đem sẵn tiền gạo thuê công đến bờ ruộng này, để tôi gọi giúp người làm cho.

Bà kia y lời ấy giở về làm cơm. Ông ấy mới cầm một con dao to lội xuống ruộng dọn cỏ, chưa đến buổi trưa, đã dọn quang cả 5 mẫu

ruộng. Dọn xong, nằm ngủ dưới gốc cây, tiếng ngáy như sấm.

Một lát, bà già sai người nhà đem cơm đến, gọi ông ấy thức dậy, ông ấy ăn một lúc, hết cả hai mâm cơm, rồi lấy tiền gạo mà đi.

Chúng tưởng là thần, dần dần mới biết là con quan Bảng nhãn ai nấy phàn nàn không ngần nào.

Đến năm 18 tuổi, nhớ lời cha dặn, mới đến học quan Trạng Trình. Bấy giờ học trò quan Trạng hơn 3.000 người, duy có ông Kế Khê là

hay chữ nhất trường, khi ông Hữu Khánh đến học, mới làm ba kỳ văn, đã đè lên ông Kế Khê.

Trình tiên sinh vốn là học trò ông Lương Đắc Bằng khi xưa, nay thấy con thầy đến học, hay chữ như thế, có bụng quí trọng trăm phần,

thường tư cấp cho để mà học.

Bấy giờ nhà Mạc mở khoa thi, ông Lương Hữu Khánh vốn không có bụng làm quan với nhà Mạc, nhưng ngặt vì nhà nghèo và còn mẹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.