DỊCH NGHĨA:
TỀ- VẬT- LUẬN
A. Nam Quách Tử Kỳ ngồi dựa ghế, ngửa mặt hà hơi, bơ phờ như người
mất hồn.
Nhan Thành Tử Du đứng hầu trước mặt, thấy vậy, hỏi:" Sao mà hình hài có
thể khiến được như cây khô, còn lòng thì có thể khiến được như tro lạnh?
nay người ngồi trến ghế có còn phải là người ngồi trên ghế trước đây nữa
không?"
Tử kỳ nói:" Yển! câu hỏi của ngươi đâu phải là không đúng! ta nay đã mất
bản ngã rồi, ngươi có biết chăng? ngươi chỉ nghe tiếng sáo của người mà
chưa nghe tiếng sáo của đất. Ngươi chỉ nghe tiếng sáo của đất mà chưa
nghe tiếng sáo của trời."
Tử Du nói:" Dám hỏi dùng phương chi nói để cho tôi hiểu được?"
Tử Kỳ nói: "Hơi thở của đại khối, gọi là gió. Nó không nổi lên thì thôi. Nó
mà nổi lên thì muôn lỗ hổng gào thét lên, riêng ngươi chẳng nghe nó ào ào
đó hay sao? Mấy chỗ sâu hõm của núi rừng, những bọng của cây to trăm
vòng, như mũi, như miệng, như tai, như xà, như vành, như cối, như ao sầu,
như vũng cạn… khi thì rập nhau la lối, nạt nộ, gầm thét, khi lại bỏ giọng rù
rì, nỉ non, than thở. Tiếng trước xướng lên, tiếng sau họa lại. Gió hiu hiu thì
là tiểu hòa; gió vụt vụt thì là đại hòa. đến khi gió lặng, thì các khiếu đều
êm. Riêng ngươi không thấy cành lá còn rung động đó hay sao?"
Tử Du nói: "tiếng sáo Đất là tiếng hòa của muôn khiếu. Tiếng sáo của
người là tiếng hòa của ống trúc. Dám xin hỏi thế nào là tiếng sáo của Trời?"
B. Tử Kỳ nói: "Kìa như gió thổi khiến muôn tiếng không đồng nhau vang
lên, nhưng mà lại khiến cho nó tự ngưng đi, hoặc tự nổi lên, là gì đấy? biết
một cách bao trùm rộng rãi, đó là hạng đại trí; biết một cách chia lìa vụn
vặt, đó là hạng tiểu trí. Lời nói tổng hợp thị phi; đó là đại ngôn, lời nói chi
li biện- biệt, đó là tiểu ngôn. Khi ngủ thì tinh thần giao nhau(làm một). Khi
thức, thì tinh thần bị ly khai(vì chạy theo sự vật bên ngoài). Tiếp lẫn nhau,
gọi là" cấu"(hợp nhau làm một); tán mạn ra, gọi là" tâm đấu"(lòng bị chia
lìa chống đối nhau). Lòng phải rộng, sâu và dè dặt. dè dặt là cái nhỏ mà
phân biệt sanh, tử; dè dặt cái lớn là xem sanh tử bằng nhau. Người đời bày