Thế giới của yêu ma và tấn tuồng đời
khinh bạc
Thời đại Edo (1603 – 1867) dưới sự lãnh đạo của Mạc phủ Tokugawa kéo
dài 264 năm có thể xem là một trong những thời kỳ êm đềm nhất trong lịch
sử Nhật Bản. Với chính sách bế quan tỏa cảng, người Nhật dựa vào nội lực
của chính mình để phát huy đặc tính văn hóa trên tất cả lĩnh vực từ cá tính
dân tộc, tay nghề, mỹ thuật… Giai cấp samurai được khuyến khích coi trọng
văn hơn võ; giai cấp thương gia ngày càng trở nên giàu có. Thêm vào đó
nhờ vào sự phổ cập các trường tư thục, trường dạy trong chùa (terakoya
寺
子屋) và kỹ thuật in ấn phát triển, sách in bằng bản khắc gỗ ra đời nên dân
thường có điều kiện tiếp xúc với văn chương. Văn học được đại chúng hóa
và văn hóa trở thành văn hóa của thị dân (Chonin bunka
町人文化).
Sinh vào đầu thời Edo, Ihara Saikaku (Tỉnh Nguyên Tây Hạc
井原西鶴)
(1642 – 1693) là nhà thơ haiku và tác gia tiêu biểu cho dòng tiểu thuyết “phù
thế thảo tử”. Phần lớn cuộc đời ông viết về cuộc sống thị dân Edo với những
mối quan tâm về tiền bạc và sắc tình. Với khả năng quan sát nhạy bén và tài
năng đa dạng, Saikaku đã khắc họa tinh tế bản chất con người trong một xã
hội của kim tiền và sắc dục. Những tác phẩm của ông vẫn còn có giá trị cho
đến ngày hôm nay vì cho dù có văn minh đến đâu nhưng tâm lý con người
ngàn năm nay vẫn không hề thay đổi. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là
“Năm người đàn bà si tình” (Hiếu sắc ngũ nhân nữ
好色五人女).
Ueda Akinari (Thượng Điền Thu Thành
上田秋成) (1734 – 1809) vốn là
con hoang của một kỹ nữ, sau được một thương nhân nhận nuôi để nối
nghiệp nhưng cuối cùng lại chuyển sang nghề y. Ueda có niềm tin sâu sắc về
những truyện huyền bí. “Vũ nguyệt vật ngữ” (
雨月物語 Truyện kể trong