mưa và trăng) đúng như tên gọi được viết xong vào đêm mưa tạnh trăng mờ
năm 1768. Tuy viết về chuyện yêu ma quỷ quái nhưng lại ẩn chứa rất nhiều
bài học về thế thái nhân tình.
Hai tác phẩm tiêu biểu “Năm người đàn bà si tình” và “Vũ nguyệt vật
ngữ” đặt song song và tương chiếu với nhau giúp chúng ta thấy được cuộc
sống và quan niệm nhân sinh của người dân Nhật Bản thời Edo một
cáchsống động và chân thực và từ đó có thể rút ra bài học cho chính mình
trong cuộc đời hôm nay. Đặc biệt là lời cảnh tỉnh về sắc dục và ái tình. Từ
xưa đến nay đã có biết bao nhiêu tấn tuồng đời diễn ra với mùi vị của kim
tiền. Chính tiền bạc và sắc dục đã biến con người trở thành yêu ma, yêu ma
vì tình mà trả thù người, người và yêu ma lẫn vào nhau, chung sống với
nhau. Như xà tinh trong truyện “Con rắn tà dâm” vì tình mà uổng phí công
tu luyện ngàn năm, nhà sư trong truyện “Chiếc khăn trùm đầu màu xanh”
của “Vũ nguyệt vật ngữ” vì tình yêu với chú tiểu mà biến thành một con yêu
quái. Chính Ueda Akinari cũng thừa nhận: “Trên núi ái tình mà bản thân
Khổng Tử cũng trượt ngã, người đời dễ quên đi nghĩa vụ của mình và cả bản
thân mình nữa”
. Còn truyện “Năm người đàn bà si tình” thì kết thúc hầu
hết là bi thương, nhân vật chính không chết thì cũng đi tu. Ái tình đã biến
thành nghiệp chướng. Cả hai tác phẩm này đều đã có bản dịch tiếng Việt dù
không đầy đủ. “Năm người đàn bà si tình” của Ihara Saikaku được Phạm
Thị Nguyệt dịch, Nhà xuất bản Tiền Giang ấn hành năm 1988. Còn “Vũ
nguyệt vật ngữ” được Nguyễn Trọng Định dịch với tên “Hẹn mùa hoa cúc”
do Nhà xuất bản Kim Đồng in năm 2000. Những trích dẫn trong bài của
chúng tôi là lấy từ hai bản dịch này.
“Năm người đàn bà si tình” thuộc thể loại tiểu thuyết xã hội (ukiyo zoshi
– phù thế thảo tử
浮世草子). Theo Nguyễn Nam Trân thì “Chữ ukiyo đã
được người Nhật dùng từ thời Trung Cổ với ý nghĩa là cuộc đời (thế) đầy
buồn khổ lo lắng (ưu), chữ Hán viết là “ưu thế” (
憂 世 cuộc đời đầy lo
buồn). Chữ dùng này đã phát xuất từ quan điểm vô thường và tư tưởng yếm
thế sinh ra từ những thế kỷ chiến tranh và ly tán. Tuy nhiên đến thời cận đại
thì lối lý giải ấy đã thay đổi. Họ mượn từ Hán “phù thế”
浮世 (cuộc đời trôi