người vợ hiền thục, nhân từ và đạo đức… tới cuối đời không để lại một sự chê
trách hay than phiền của mọi người. Ngay cả ông Bảo Đại cũng chưa bao giờ
dám trách vợ về việc trai gái, vì kể từ ngày ly thân với Bảo Đại, bà Nam Phương
không có một người nhân tình nào, dù là đi khiêu vũ hay đi tắm biển với một
người đàn ông nào khác. Có lẽ bà Nam Phương được sinh ra trong một gia đình
đạo đức nên bà giữ đạo rất nghiêm khắc ngay cả với các con của bà nữa.
Đám tang của bà Nam Phương được cử hành theo nghi thức đạo Công giáo, và
tổ chức rất đơn giản. Đám tang vỏn vẹn chỉ có mặt Bảo Đại, các Hoàng tử,
Công chúa và một số bạn bè thân thiết của gia đình. Tại địa phương có vị Tỉnh
trưởng và dân biểu địa phương bà Nam Phương cư ngụ tới chia buồn và dự tang
lễ. Đặc biệt có sự tham dự của Công chúa Như Lý, là con gái của vua Hàm
Nghi. Công chúa Như Lý cũng ở gần nơi bà Nam Phương cư ngụ, nhưng chưa
bao giờ khi bà Nam Phương còn sống bà Như Lý tới thăm, mà duy nhất lần này
bà Nam Phương tạ thế Công chúa tới dự đám tang.
Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại
Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ:
Ici Repose l’Imperatrice d’Anamnée
Jeanne-Mariette Nguyen Huu Hao
(4-12-1914 – 15-9-1963)
Và mặt sau bia mộ có viết dòng chữ Hán:
“Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ”
(Dịch là: Mộ phần của bà Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam).
Chúng tôi đã so sánh nhiều tư liệu thấy dòng chữ ghi trên bia mộ của bà Nam
Phương có mấy điểm khác nhau như:
Ngày tạ thế của bà Nam Phương là khoảng 5 giờ chiều ngày 14 tháng 9 năm
1963 mới đúng. Nhưng trên mộ bia lại viết là ngày 15-9-1963. Và theo ông
Nguyễn Đắc Xuân viết, năm 1988(?) ông Xuân đã tới thăm mộ bia viết dòng
chữ Pháp với tên bà Nam Phương như sau: