Lý Nhân - Phan Thứ Lang
Nam Phương Hoàng hậu cuối cùng Triều Nguyễn
- 6 -
Chọn vợ cho vua
Như chúng ta đã biết, triều đình nhà Nguyễn từ triều Gia Long lên ngồi Hoàng
đế, những bà vợ của vua đều được chọn từ khi vua còn nhỏ, tức là từ thời còn là
Hoàng tử nên đa số các vua Triều Nguyễn đều có vợ trước khi lên ngôi vua. Vì
vậy khi đã lên ngôi vua rồi, ông nào cũng có thêm hàng chục cung nữ được tiến
vào cung để hầu hạ và làm thiếp cho vua. Trong cung vì có nhiều thiếp, mặc dầu
vua đã có một bà chính thất do gia đình lấy cho rồi, nhưng các bà sau hợp nhãn
vua nên được chiều chuộng và yêu mến hơn các bà khác. Vì vậy nhà vua sợ các
bà tranh nhau quyền nên không bà nào được phong làm Hoàng hậu mà chỉ sau
khi vua tạ thế, hoặc bà nào đó được vua thương mến mới được phong làm
Hoàng hậu sau khi bà đó tạ thế.
Triều đình Nhà Nguyễn cũng sợ việc tranh quyền, như bà vợ chính thất của vua
mà không có con trai, bà thứ có con trai khi vua tạ thế người con trai của bà thứ
sẽ được phong làm Thái tử để được nối ngôi và khi đó bà thứ có con trai mới
được phong làm Hoàng hậu.
Bảo Đại là niên hiệu của Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy ( cũng có tên là Nguyễn
Phước Thiện ) lên ngôi kế nghiệp vua cha Khải Định ta thế năm 1925. Bảo Đại
sinh ngày 22-10-1913 tại Huế.
Năm 1920, vua Khải Định đã ban sắc xuống đổi Tiềm Đế thành An Định cung
cho Hoàng trưởng tử Vĩnh Thụy ở. Sắc ban ngày 20-2-1920, Khải Định năm thứ
5. Ngày 28-3-1922, Khải Định sách lập Vĩnh Thụy làm Đông cung Hoàng Thái
tử, nghĩa là người sẽ kế ngôi vua cha.
Nước Pháp trong thời kỳ đang cai trị Việt Nam, nghĩa là chế độ thực dân Pháp
đang toàn trị xứ Đông Dương, triều đình nước Việt chỉ “hữu danh vô thực”, tất
cả quyền hành, từ chính trị đến quân sự, xã hội, giáo dục... đều do chính quyền