Mấy hôm sau, đưa ra đến đèo Hải Vân, các quan từ Huế vào đến tiếp. Quan
khách đưa không mấy người, đều mặc đồ Tây cả. Riêng ông Đốc phủ Bảy và tôi
mặc quốc phục.
Lúc đó, không có giới thiệu, nên không làm sao lòi cái mặt “quan báo” được.
Mọi người đều tưởng (chắc chắn là như vậy) tôi làm gì lớn … lớn lắm ở trong
Nam, nên họ tiếp ông Đốc phủ Bảy và tôi “long trọng” hơn các người đi họ
khác.
Có lẽ ông Đốc phủ Bảy cũng muốn tôi có dịp giương oai chơi, nên ông không
bao giờ giới thiệu tôi là anh viết báo. Ông cứ vẫn đi cặp tôi (đi riêng sao được,
vì chỉ có hai mống bệ vệ trong bộ quốc phục) và rồi có lúc cũng gọi tôi là quan
lớn.
Ông gọi đùa tôi, nhưng tôi thấy sung sướng lạ!
Bây giờ nước đã trôi qua dưới cầu! Cuộc đời nhiều xáo trộn. Làng báo ngày mọt
đông thêm. Rất nhiều vị chủ bút ra đời. Song có bạn nào đã được làm quan chủ
bút để giương oai với quan thiệt của Triều đình chăng?
Còn một vài tờ báo nữa ở trong Nam thời đó cũng có đăng tin về việc nước dâu
trên, nhưng họ nói sở dĩ họ đàng trai (phía Hoàng tộc) chỉ có lèo tèo vài người
vào đèo Hải Vân đón nhà gái vì bên Hoàng tộc (họ nhà trai) không ai chịu đi
đón dâu nên cuộc đi đón bị trễ mất một ngày, làm họ nhà gái phải chờ ở giữa
đèo Hải Vân. Rồi hai họ cũng đã gặp nhau giữa đèo và đoàn xe nhập làm một để
trực chỉ về Huế. Tới Huế họ nhà gái được mời vào trong cung Trú Tất nghỉ để
chờ ngày 20 tháng 3 mới cử hành hôn lễ.
Buổi sáng mùa thật đẹp, hôn lễ được cử hành. Tại cung Trú Tất, Nguyễn Hữu
Thị Lan mặc áo thụng gấm đỏ thêu vàng, đội khăn màu thiên thanh quấn nhiều
vành, đi bên cạnh Thị Lan là bà chị ruột đã lấy chồng là một võ quan Pháp (đại
tá Didelot-PTL). Hai người cùng bước lên xe hơi để vào Đại nội, ở đó Bảo Đại