Cấm Thành vào điện Kiến Trung – nơi ở và làm việc của chúng tôi”. (Hồi ký
Bảo Đại Sđđ).
Đến đây chúng ta có thể kết luận là cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại với Thị Lan là
có sự sắp đặt khéo léo và tinh vi của Toàn quyền Pasquier, của vợ chồng cựu
Khâm sứ Trung kỳ là ông bà Charles ngay từ khi Bảo Đại còn đang theo học ở
bên Pháp, lúc đang học “nghề làm vua”. Vì vậy, sau đám cưới, Bảo Đại hay Thị
Lan có bào chữa thế nào, thì rõ ràng là họ không phải chỉ mới biết nhau tại Đà
Lạt mà trong cuộc hôn nhân này có sự sắp đặt từ trước với những âm mưu chính
trị, thâm sâu của chính quyền thực dân Pháp. Như cụ Phạm Khắc Hoè, cựu
Đổng lý Ngự tiền Văn phòng của Bảo Đại, năm 1983 đã viết trong hồi ký “Từ
Triều đình Huế đến Chiến khu Việt Bắc”, trong đó cũng có đoạn nói về cuộc
hôn nhân của Bảo Đại:
“… Trong cuộc kết hôn giữa Bảo Đại với Nguyễn Hữu Thị Lan lý trí nặng hơn
tình cảm nhiều. Cô Lan lấy Bảo Đại chủ yếu là để lên ngôi Hoàng hậu. Bảo Đại
lấy cô Lan chủ yếu là để đào mỏ. Về mặt tình cảm nếu có thì cũng chỉ là bề
ngoài: hai người đều khoẻ mạnh, yêu thể thao và quen sống lối phương Tây.
Còn về tính tình, tâm tư thì hầu như trái ngược nhau. Bảo Đại nông cạn, ngây
thơ, nhu nhược, thích ăn chơi hơn là quyền bính. Ông ta có thể phục thiện
nhưng rất dễ bị bọn cơ hội lợi dụng. Trái lại, Nam Phương là người kín đáo,
trầm tĩnh, sâu sắc, có cá tính, có đầu óc suy nghĩ, thích đọc sách, nguyên cứu
hơn là ăn chơi … thích uy quyền và có nhiều tham vọng chính trị”.
Tham vọng của Nam Phương là khi có con trai sẽ phong làm Thái tử để nối ngôi
và quyền bính sẽ do bà Thái hậu là Nam Phương “thi thố tài năng”, nhát là làm
vừa lòng mẫu quốc Pháp, vừa lòng Toà thánh La Mã hằng mong đợi nước Việt
Nam tương lai sẽ có một ông vua có đạo Công giáo.
Và mặc dầu, khi vợ chồng Charles viết thư xin phép Toà thánh cho Nam
Phương được kết hôn với Bảo Đại, và mỗi người giữ đạo riêng. Nhưng Giáo
hoàng thứ XI đã không chấp nhận. Việc đã lỡ rồi, nên đám cưới của Bảo Đại với
Thị Lan vẫn cứ tiến hành. Vì vậy Giáo hoàng đã rút phép thông công (phạt vạ)