không cho Nam Phương xưng tội và rước lễ như trước khi lấy Bảo Đại. Sau khi
lễ cưới xong, Bảo Đại nghe theo lời của vợ chồng Charles là nên tặng huy
chương cho mấy Giám mục người Pháp, người Ý và Khâm sứ Toà thánh ở Huế
để lấy lòng Toà thánh thì tương lai sẽ được Toà thành tha phạt vạ bà Nam
Phương.
Và quả đúng như vậy. Năm 1939, Giáo hoàng Pio (Pius) XI qua đời ngày 10-2-
1939, và ngày 12-3-1939 Giáo hoàng Pio (Pius) XII lên kế vị nên đã xét lại và
chấp nhận cho Bảo Đại cứ giữ đạo Phật, còn Nam Phương cứ giữ đạo Công
giáo, nhưng các con khi sanh ra phải được rửa tội để nhập đạo Công giáo theo
người mẹ là bà Nam Phương. Vì thế, sau đó hai vợ chồng Bảo Đại và Nam
Phương đã sang ngay La Mã xin yết kiến để cảm ơn Giáo hoàng Pio XII (như
hình đã chụp).
Sau này, có người hỏi bà Nam Phương tại sao bà lại lấy một ông vua không có
đạo, lại ăn chơi trác táng, rồi sau đó còn năm thê bảy thiếp, không kém gì những
oong vua tiên đế. Bà Nam Phương trả lời là: Việc này do Chúa định, tôi biết nói
làm sao được.
Còn cô Bạch Yến, khi biết Bảo Đại lấy vợi rồi nên đã được gia đình gả cho ông
Phạm Đình Ái, người gốc Quảng Nam, là một kỹ sư hoá học mới tốt nghiệp ở
bên Pháp về nước. Gia đình kỹ sư Phạm Đình Ái rất hạnh phúc, sau này có
người con là bác sĩ Phạm Đình Vy, có thời gian làm chủ nhiệm tờ báo Tình
thương là bạn đồng nghiệp với chúng tôi, hồi đó bác sĩ Vy in báo Tình thương –
tờ báo của sinh viên Y khoa Sài Gòn năm 1964, tại nhà in của chúng tôi ở
đường Nguyễn An Ninh, Sài Gòn.