NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CUỐI CÙNG TRIỀU NGUYỄN - LÝ NHÂN - Trang 51

công, một vị trưởng phụ chính nổi tiếng cuối triều nhà Nguyễn.

Mệ Bông bây giờ đã là một bà lão ở tuổi cửu tuần, nhưng Mệ vẫn chỉ trả lời
những câu hỏi liên quan đến tuổi tác bằng những nụ cười thật hiền. Khi tôi
(Trịnh Bách) ngỏ lời muốn được gặp và phỏng vấn Mệ Bông vào đầu tháng 9 –
2001, thân quyến của Mệ tỏ ra lo ngại cho tôi. Sau khi bị tai biến mạch máu não,
Mệ đã nằm liệt giường gần 2 năm, nói năng rất khó và Mệ không còn nhớ gì …
Thực ra, Mệ Bông còn nhớ mọi chuyện rất rõ. “Lúc nào trong phủ Đức Bà cũng
nuôi năm chục người. Họ vừa là người giúp việc, vừa là tài tử, đào hát của đoàn
tuồng. Người ca giỏi nhất trong đoàn là Mụ Liễu. Ngoài ra con Quý này, Ninh
này, Thanh này, Yến này … đông lắm! Đức Bà cho họ huấn luyện cả ngày cả
đêm …” Mệ cũng kể đến một điệu múa mà các vũ công trên đầu vấn khăn,
trong mặc áo bào xiêm, ngoài khoác áo lá tua. Đây là điệu múa Nữ Tướng mà
cậu của Mệ là vua Thanh Thái rất ưa thích. Qua điệu múa có tính chất tuồng
này, nhà vua đã biểu lộ một cách thụ động hoài bão của mình trong việc cứu đất
nước ra khỏi ách thống trị của người Pháp.

Tuy Mệ Bông rất thành thạo về đàn tranh và ca Huế, Mệ chỉ học và tự tiêu khiển
thôi. Phần lớn thì giờ của Mệ được dành cho các công việc trong cung. Trong
khi bà Tiên cung Thái hoàng Thái hậu, bà nội ruột của Hoàng đế Bảo Đại phải
chăm sóc việc nghi lễ, tiếp khách thì bà Chính cung Thái hoàng Thái hậu, tức bà
Thánh Cung thường phải nằm nghỉ trong cung Trường Sanh do bị bệnh khớp
nặng. Từ thuở nhỏ, Mệ Bông đã phải vào đọc sách, truyện giải sầu cho Bà
Thánh Cung. Vì Mệ rất thân với Hoàng Thái tử Thiền (Tức Hoàng đế bảo Đại
sau này) nên bà Thánh Cung coi Mệ như cháu bà.
Các bà trong nội cung cũng đều thích được Mệ Bông vấn khăn vành dây cho họ.
mệ Bông đã một thời nổi tiếng về tài vấn khăn này. Khăn làm bằng nhiễu mỏng,
dài từ 10 đến 20 thước tây. Khăn rộng khoảng 45 phân tây, được xếp lại còn
chiều rộng chừng 5 phân tây. Người có tước phẩm càng cao thì khăn càng dài.
Trước hết một đoạn khăn vấn được bao vào tóc để làm nền, rồi khăn vành dây
được cuộn tiếp theo, phủ ra ngoài. Khăn vành dây có vị trí rất quan trọng trong
nghi lễ của triều đình Huế. Bà Đệ Tam Điểm Tần của vua Khải Định đã phải
ngủ ngồi nhiều ngày trong các dịp đại kỵ để khỏi phải vấn khăn lại. Mệ Bông rất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.