NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CUỐI CÙNG TRIỀU NGUYỄN - LÝ NHÂN - Trang 55

hoàng tử để sau này kế nghiệp vua cha. Tiếp theo là những bức điện của Thượng
thơ thuộc địa, của Toàn quyền Robin, Khâm sứ Trung, Nam và bắc kỳ gửi vào
Huế với lời chào mừng Hoàng hậu hạ sanh mẹ tròn con vuông, và nhất là sanh
Hoàng Tử.
Hoàng tử mới sanh được đặt tên là Nguyễn Phúc Bảo Long (ở ngoài đời người
ta vẫn viết và nói là Hoàng Tử Bảo Long). Theo tư liệu của một giáo sư sử học
Công giáo cho biết “Bảo Long đã được chịu phép rửa tội (âm thầm) và được đặt
tên theo bổn mạng (tên Thánh) là Phillipe. Có lẽ vì lý do chính trị nên người ta
đã không công khai việc Bảo Long đã được phép rửa tội nhập Công Giáo, nhất
là phải giữ kín không có những người trong hoàng tộc biết việc này, mà chỉ có
bà Nam Phương được biết thôi. Vì vậy nên có nhiều người thân cận trong
Hoàng tộc không dám khẳng định việc Bảo Long nhập đạo Công Giáo có hay
không? Nhưng chúng tôi đã đến hỏi một trong ba sư huynh Lasan là thầy dạy
(Thái phó precepteur du prince) Bảo Long, từ 4 tuổi cho tới khi khôn lớn, tại
trường D’Adran Đà Lạt, sư huynh dạy Thái tử đã khẳng định sự việc nói trên là
đúng” (G.H.C.G.V.N – 19977 – của linh mục Bùi Đức Sinh).
Về việc Bảo Long được rửa tội giữ kín, nên bà Nam Phương theo hình thức vẫn
để bảo Long được giáo dục theo tinh thần Phật giáo, nhưng đã khéo léo không
để cho Bảo Long xuất hiện tham dự nhiều trong các lể nghi cổ truyền trong triều
theo Phật giáo và Khổng giáo.
Và bà Nam Phương còn phản đối kịch liệt không chấp nhận để Bảo Long đeo
bùa ở cổ tay mà bà Thái hậu từ Cung bắt đeo, vì dù sao bảo Long cũng là đứa
cháu nội cưng của bà và Hoàng tộc.
Chính vì vấn đề trên nên đã gây ra mối bất hòa giữa mẹ chồng và một nàng dâu
theo tây học và lại có đạo thiên chúa nhiều đời. Cuộc chiến tuy bề ngoài không
ồn ào nhưng bên trong vẫn âm ỉ, vì giữa hai bà: một là bà Thái Hậu, một là bà
Hoàng hậu. Vì cả hai bà đều có quyền nhất trong hoàng gia, nên không ai chịu
ai. Cũng vì vậy sau này bà Từ Cung mới chấp nhận bà Mộng Điệp làm thứ phi
của Bảo Đại, vì bà Mộng Điệp ăn nói khéo lại mộ đạo Phật. Những nghi lễ trong
hoàng cung sau này đều do bàn tay bà Mộng Điệp lo cả.
Theo một vị cận thần của Bảo Đại người Công Giáo là cụ Nguyễn Đệ, nguyên
Đổng lý văn phòng của Bảo Đại, và con gái của cụ là nữ tu Nguyễn Thị Nghĩa,
dòng kinh sĩ Thánh Augustino (Ở Việt Nam người ta quen gọi là dòng các mẹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.