NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CUỐI CÙNG TRIỀU NGUYỄN - LÝ NHÂN - Trang 57

kịp thời can thiệp nên Bảo Long đã thoát nạn. Sau đó mỗi khi Bảo Long ra khỏi
nhà là có một toán an ninh Pháp bảo vệ với đoàn xe hộ tống chặt chẽ. Những
giờ đi học, Bảo Long không sử dụng chiếc xe hơi thường ngày mà phải thay đổi
xe luôn luôn để tránh bọn bắt cóc mai phục.
Sau khi tốt nghiệp trung học tại Paul thì Bảo Long được nhập học Lycee
Condoreet, khoa Science – Politique (Khoa học chính trị và Luật). Trường này
cũng là trường mà thân phụ khi sang Pháp học “nghề làm vua”. Người Pháp
cũng có ý đồ đào tạo để Bảo Long sau này trở nên một ông vua Tây học như
thân phụ, và cũng theo đường lối của nước Pháp. Nghĩa là mẫu quốc Pháp muốn
duy trì cái chế độ thực dân tại Việt Nam lâu dài để đè đầu cởi cổ dân Việt.
Đang khi theo học thì Bảo Long được lệnh nhập ngũ quân đội Pháp, vì Bảo
Long mang quốc tịch Pháp như thân mẫu (Có nhiều người đã nói, chính Bảo
Đại cũng có quốc tịch Pháp – nhưng vì vấn đề chính trị nên không được công
khai nói ra – cũng vì vậy nên sau này Bảo Đại lấy bà đầm Baudot thì Bảo Đại
chính thức tuyên bố gia nhập Công Giáo và mang tên quốc tịch Pháp là Jean
Robert).
Năm 1953, Bảo Long được phong là Hoàng Thái Tử Bảo Long để sửa soạn kế
vị khi vua cha tạ thế. Sau đó, nhân dịp Elisabeth được phong nữ hoàng Anh
quốc, Bảo Đại đã cử Hoàng thái tử Bảo Long sang Luân đôn dự lễ đăng quang
nữ hoàng Anh Elisabeth II ngày 2 – 6 – 1953. năm nay Bảo Long đã 17 tuổi.
Năm Bảo Long 18 tuổi đã có lần ngỏ lời với thân phụ và thân mẫu là muốn gia
nhập trường Võ bị Đà Lạt của người Việt Nam tại Việt Nam. Nhưng Bảo Đại
không cho và bắt phải nhập ngũ trường võ bị của người Pháp. Tuy vậy bảo Đại
cũng cho Bảo Long vận quân phục ngự lâm của Việt Nam và mang hàm đại tá
để chụp ảnh in lên con tem phát hành tại Việt Nam vào năm 1953. Sự thật Bảo
Long chưa là sĩ quan Ngự Lâm Quân bao giờ, mà chỉ bận quân phục có một giờ
chụp ảnh để cho oai thôi.
Đến tháng 10 – 1954, Bảo Long mới chính thức nhập ngũ trường võ bị Saint
Cyr ở Coetquidan (Pháp). Bảo Long theo học tại trường võ bị của Pháp, nhưng
với tư cách là sinh viên của quân đội Việt Nam nên sau khóa học mãn khóa có
thể tự chọn đơn vị mà không phải gửi ra mặt trận chiến đấu. Bảo Long những
ngày học ở quân trường vì thích môn cưỡi ngựa nên khi mãn khóa Bảo Long
học tiếp khóa tu nghiệp về ngành thiết kỵ của trường Saumur.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.