văn chương trong triều Tự Đức, và được phong tước Cẩm Quốc công.
4. Bà Nguyễn Thị Bảo ( 1801 - 1951 ) được phong là Thục Thần, người Gia
Định là con của quan Tư không Nguyễn Khắc Thiệu. Bà này sinh được một
Hoàng tử là Miên Thẩm ( 1818 - 1870 ) và ba Công chúa là Vĩnh Trinh ( 1824 -
1892 ), Trinh Thận ( 1824 - 1904 ), và Tĩnh Hòa ( 1830 - 1882 ). Cả bốn người
con trên đều trở thành những nhà thơ nổi danh ở đất Thần Kinh nói riêng và cả
nước nói chung mà đến bây giờ người ta vẫn còn nhớ đến những bút danh: Tùng
Thiện Vương, Quy Đức, Man Am và Huệ Phố với những bài thơ tuyệt tác và bất
hủ.
Đến hậu duệ của vua Minh Tạng là vua Thiệu Trị, thì cũng có ba bà vợ là người
miền Nam, là các bà:
1. Phạm Thị Hằng có tự là Nguyệt ( còn theo Việt Nam tự điển của tác giả Lê
Văn Đức thì Phạm Thị Hằng tự Hào ), là người huyện Tân Hòa tỉnh Gò Công.
Bà là con quan Lễ Bộ Thượng thư Phạm Đăng Hưng. Bà Phạm Thị Hằng được
phong là Hoàng Thái hậu Từ Dụ. Bà là người hiền thục, đoan trang nên được
Thuận Thiên Cao Hoàng hậu tuyển vào cung cho làm vợ Hoàng tử Miên Tông,
tức vua Thiệu trị. Bà Hằng đã sinh được hai Công chúa và một Hoàng tử là
Hồng Nhậm, tức vua Tự Đức. Bà Từ Dụ đã sống qua 10 đời vua kể từ vua Gia
Long là thời gian bà chào đời cho tới lúc hạ thế là năm 1901 đời vua Thành Thái
thư 13. Đây là một bà Hoàng hậu đã được sống nhiều triều đại, được mắt thấy
tai nghe nhiều sự kiện xảy ra trong triều Nguyễn.
2. Bà Nguyễn Thị Nhậm, tước Lệnh Phi, người An Giang ( Long Xuyên ), là
con của Kinh môn Quận công Nguyễn Văn Nhân. Bà Nguyễn Thị Nhậm được
tuyển vào cung cùng một thời gian với bà Phạm Thị Hằng. Nhưng vì bà Nhậm
chỉ sinh được một Hoàng nữ là Công chúa Nhàn Yên An Thạch, nên bà Nhậm
chỉ được phong tước là Lệnh Phi.
3. Bà Nguyễn Thị Huyên, được phong tước là Đức Tần, là người miền Nam,
nhưng nguyên quán lại là Thừa Thiên, là con của Cai cơ Nguyễn Đức Xuyên.
Bà này sinh được một Hoàng tử là Hồng Diêu ( 1845 - 1875 ), đây là vị Hoàng