đã ngỏ lời khéo khuyên Vĩnh Thuỵ là: Cố vấn nên bớt bớt chuyện trai gái đi,
kẻo bên ngoài họ dị nghị. Tuy Hồ Chủ tịch đã có lần khuyên Vĩnh Thuỵ như
vậy, nhưng ông Vĩnh Cẩn và một số tay chơi cứ dắt Vĩnh Thuỵ đi tối ngày. Mà
Bảo Đại không đi thì họ dắt gái tới cho Vĩnh Thuỵ.
Về nhà ông Hoè suy nghĩ nát óc để tìm cách đối phó với Vĩnh Thuỵ thì ông
nghe thấy tiếng xe hơi chạy vào sân nhà và thấy Vĩnh Thuỵ vào, chưa kịp chào
hỏi và nói câu gì thì Vĩnh Thuỵ dã hỏi:
- Chiều này có đi được không?
Ông Hoè đành phải trả lời:
- Dạ được.
Vĩnh Thuỵ nét mặt đang tỏ ra buồn rầu bỗng tươi tỉnh hẳn lại, vội đưa tay vào
túi lấy phong thư ra và nói:
- Ông cứ cầm thư này đưa cho “Ngài Hoàng”, và không cần nói gì thêm.
Khi “Ngài Hoàng” đưa tiền thì ông cầm ngay mang ra cho tui, nếu sớm càng tốt.
Ông Hoè cầm phong thư đã dán kín. Vĩnh Thuỵ bắt tay ông Hoè và nói một câu
tiếng Pháp có ý: Thế là tốt, chúc ông đi đường mạnh khoẻ và mau trở về.
Ngày 20 tháng 10 năm 1945, chuyến xe lửa từ ga Hàng Cỏ ở Hà Nội đã vào đến
Huế. Đi đúng 24 giờ. Chuyến xe lửa này chở khách đi chơi hay buôn bán thì ít,
nhưng chở bộ đội thì nhiều vì lúc này cần chở người vào chi viện cho mặt trận
Nam Bộ. đây là cuộc Nam tiến, nên chuyến xe lửa này phải đi tốc hành cho mau
và số chuyến cũng tăng gấp đôi.
Ông Phạm Khắc Hoè tới ga Huế thì trời đã tối nên ông phải nghỉ ở nhà mình,
sáng hôm sau mới tới cung An Định gặp bà Nam Phương để trao thư. Sáng ngày
21 tháng 10, ông Hoè tới cung An Định để gặp bà Nam Phương. Khi tới đây
thấy cổng đóng then cài không thấy bóng người. Ông Hoè gõ cửa rồi kêu nhưng
chẳng thấy ai lên tiếng. Bỗng từ xa có tiếng chân người đi lại, thì ra bà Nam
Phương vừa đi chợ hay đi nhà thờ về vì lại thấy bà về cùng với hai người một
nam một nữ đi theo bà tay xách giỏ đồ ăn. Khi nhìn thấy ông Hoè, bà Nam
Phương lên tiếng hỏi:
- Ông mới về à? “Hoàng đế” có khỏe không?
Ông Hoè trả lời:
- Chúng tôi mới về tối hôm qua. Ông Cố vấn khoẻ lắm và có thư cho Ngài.
Ông Hoè trả lời xong, thò tay vào cặp da lấy bao thư ra đưa cho bà Nam