tình trạng kiệt quệ không kém, hay đúng hơn là vô cùng trầm trọng.
Từ khi các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ trong suốt mười sáu năm đã hoàn toàn bị
dập tắt, địch dồn mọi nỗ lực để hòng đê bẹp Nghĩa quân Lam Sơn. Rút về
Chí Linh lần thứ ba, quân sĩ phải sống bằng măng giang, măng nứa, rau
rừng, củ chuối, có khi phải giết cả chiến mã , chiến tượng mà ăn, tình thế
hết sức bi đát. Trong suốt hai năm hòa hoãn với giặc, từ tháng 4 năm Quý
Mão (1423), Nghĩa Quân đã cũng cố lại thực lực, xây dựng căn cứ, chiêu
binh mãi mã, và trong hai năm cố gắng gian khổ ấy, cuối cùng nghĩa quân
đã có được một thực lực đáng kể.
Trận đánh đầu tiên sau suốt hai năm án binh bất động, với chiến thắng lẫy
lừng ở Khả Lưu, đã đưa tinh thần chiến đấu của quân sĩ lên cao ngùn ngụt,
và tạo được niềm tin lớn trong lòng trăm họ. Hào kiệt các nơi theo về như
nước chảy, thanh thế bùng lên.
Sau đêm ngà ngọc, Uyển Thanh vẫn phiền muộn trong lòng. Nàng cảm
kích tấm lòng của chồng bao nhiêu thì càng đắng cay cho phận mình bấy
nhiêu. Khả năng sinh nở không còn, nàng không bao giờ trở thành là người
mẹ, không thể nào làm tròn bổn phận thiêng liêng với chồng, với gia đình
chồng. ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc đời làm vợ là làm mẹ, là có con để
nối dõi tông đường... Lợi dụng giữa những lúc ân cần, nồng nàn, mật ngọt
trong tay chồng, Uyển Thanh bao lần nài nỉ, nhưng Nguyên Huân vẫn nhất
định không nghe.
Giữa lúc ấy, Nguyên Huân gặp lại Khô Nỗ Viết. Người nghĩa sĩ của dân tộc
La Sát này đã sang Đại Việt ngay từ đêm chia tay với Nguyên Huân ở khu
Lâm trạm ngoại thành Nam Kinh. Họ Khô đã tìm đến Xa Khả Tham bằng
lá thư giới thiệu của Đoàn Chính Tâm.
Đứng trong hàng ngũ Nghĩa Quân áo đỏ, quả thực ông không được hài lòng
vì chủ trương của Xa Khả Tham, tuy rằng ông rất cảm phục sự chiến đấu
anh dũng, kiên cường, cùng tinh thần hy sinh vô bờ bến của nhân dân Đại
Việt. Họ Khô thường xuyên đi về thăm hỏi và đàm đạo với Đoàn Lục gia,
đã được gặp gỡ hai nhân vật đứng đầu của nhóm Bát Đại Danh gia: Hoạt
Phật đại sư, Thiên Hư đạo trưởng, ông cũng gặp cả nêu Đại Hùng. Chính
Khô Nỗ Viết là người đã cứu Uyển Thanh trong trận quân Minh phục kích