- Tại hạ đến đây vào cuối năm Canh Tý. Theo nhận xét thì quả thật mà nói,
Lam Sơn cứ địa dũng sĩ thì dư, nhân tài chẳng thiếu, nhưng chỉ là hạng cầm
quân ngoài mặt trận. Lam Sơn thiếu hẳn một nhân vật chủ chết, thần mưu,
thánh kế, có tầm viễn kiến để hoạch định sách lược. Trong bất cứ một cuộc
dấy binh khởi nghĩa nào, thiếu người như thế, thì chẳng hy vọng thành
công được!
Dừng một lát, Khô Nỗ Viết nói tiếp, và nhận định rõ hơn:
- Từ năm Canh Tý đến năm Nhâm Dần, có thể cả ba, bốn năm trước đó
nữa, Nghĩa quân nằm ở trong tình trạng luôn luôn chuyển dịch, không đứng
yên được ở nơi nào; không gây được cơ sở lâu dài, không mở rộng được
vùng giải phóng, không phát triển lực lượng thích đáng với nhu cầu chiến
trường, nghĩa là không mở được phong trào toàn dân đánh giặc. Không có
hậu phương nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, vẫn chỉ thử sức với địch tại một
vùng nhỏ hẹp... Thế nhưng, từ đầu năm Quý Mão, tình hình đã đổi khác...
- Nghĩa là tình thế đã được cải thiện? Nghĩa là đất Lam Sơn đã có người
tài?
- Vâng, đúng thế, Ngọa Long tiên sinh đã rời lều cỏ mà đến cùng Lưu Bị...
Thiếu hiệp, theo như Đoàn Lục gia thì người này với Thiếu hiệp có tình gia
tộc!
Nguyên Huân chợt nhớ là trước khi chàng ra ới, Uyển Thanh một lần đã có
nói đến một nhân vật, mà người này phải gọi chàng bằng cậu. Chàng suy
nghĩ một lát rồi hỏi:
- Nguyễn Trãi, có phải là người ấy không?
- Đúng vậy, đúng là Ức Trai tiên sinh. Có thể nói, người này là một Khổng
Minh Gia Cát của Đại Việt!
- Xin cho nghe tiếp!
- Theo tôi biết thì lúc Nguyễn tiên sinh đến với Chúa Lam Sơn ở Lỗi Giang
vào cuối năm Nhâm Dần, thì tuy đã tạo được chiến thắng ở huyện Khôi do
tinh thần liều chết của quân sĩ, nhưng Nghĩa quân Lam Sơn chỉ còn chưa
đầy một Lữ, nghĩa là chỉ còn được khoảng năm trăm quân. Trước tình hình
quân số bi đát đó, thì Tiên sinh xuất hiện, như một vì sao sáng trên bầu trời
tăm tối. Chúa Lam Sơn được Nguyễn Trãi như được Ngọa Long, bèn