LỜI GIỚI THIỆU
Cách đây hơn 40 năm, năm 1960, lần đầu tiên cuốn "Nam tước Phôn
Gôn-rinh" của Mỉ-khai-lich in ra đã gây được dư luận tốt trong đông đảo
bạn đọc trẻ tuổi nước ta. Đây là một trong mười chuyện tình báo hay nhất
của Liên Xô cũ, trước năm 1959.
Nội dung chủ yếu của cuốn sách: Dựa vào một chuyện có thật, tác giả
dựng nên hình tượng người báo Xô-viết nhân vật Nam tước Phôn Gôn-rinh -
nhận mệnh lệnh tình báo chiến lược của Bộ Tư lệnh Hồng quân Liên Xô vào
hoạt động tận sào huyệt của bọn phát-xít Đức, trong Chiến tranh thế giới
thứ hai.
Một mình hoạt động trên một chiến trường rất rộng, từ Liên Xô qua
Đức, sang Pháp, đến I-ta-li-a, người tình báo Xô-viết gặp vô vàn khó khăn,
nhiều lúc tính mệnh tưởng chừng như nghìn cân treo sợi tóc. Nhưng nhờ vào
thông minh và lòng dũng cảm, người chiến sĩ ấy đã chiến đấu và thắng trở
trong niềm hân hoan của nhân dân và Hồng quân Liên Xô.
Tục ngữ Nga có câu: "Một trên chiến trường không phải là chiến
sĩ".Tác giả viết tác phẩm này, xây dựng nên hình tượng Nam tước Phôn
Gôn-rinh và đặt tên cho tác phẩm của mình: "Một mình trên chiến trường
vẫn là chiến sĩ" (И один в поле воин). Tên sách "Nam tước Phôn Gôn-rinh"
là Nhà xuất bản chúng tôi đặt năm 1960. Điều đó biểu thị thái độ của người
đã khẳng định bản lĩnh của con người Xô-viết, khẳng định sức mạnh chân lý
và chính nghĩa của cuộc chiến tranh chống phát-xít, do Liên Xô cũ tiến
hành, để cứu loài người khỏi họa diệt vong.
Và, điều đáng nói hơn cả ở cuốn này tác giả lý giải cái cội nguồn làm
nên bản lĩnh và mạnh của người báo Xô-viết. Đó là tình yêu nồng nàn đối
với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và tình cảm quốc tế thắm thiết. Như thế, yêu tổ
quốc và tình cảm quốc tế trong sáng là nội dung tư tưởng chủ đê nổi bật của