36
X. (PHẦN 10) NẠN DỊCH VACCINE: DU LỊCH CÙNG THÍ NGHIỆM VACCINE.
MỘT. Tờ Tuổi Trẻ ngày 26/03/2018 đăng tin "Việt Nam ngưng sử dụng vắc xin 5 trong 1
Qiunvaxem". [01] Dù đây là một bài báo ngắn nhưng nó đã để lộ ra một số điểm chết
người, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Thứ nhất, Tuổi Trẻ viết "Vắc xin thay thế Quinvaxem sẽ được sử dụng thí điểm từ tháng 4
tới..." Điểm chết người thứ nhất là chữ "THÍ ĐIỂM"! Những em bé nào sẽ được hân hạnh
chọn làm "thí điểm"? Những cha mẹ nào tại Việt Nam sẽ được hân hạnh trở thành "thí
điểm"? Cụ thể, sẽ có những cha mẹ nào đưa con đi chích vaccine vào tháng tư tới sẽ nhận
được một loại giấy thông tin (informed consent) nói rằng "đây là loại vaccine đang sử dụng
thí điểm, đề nghị cha mẹ ký tên chấp thuận vào đây v.v."?
Điểm chết người thứ hai là chỗ "thí điểm từ tháng 4 và sẽ bắt đầu được dùng rộng rãi từ
tháng 05/2018" như Tuổi Trẻ đưa tin. Chỉ có đúng một tháng kể từ khi "thí điểm" tới khi
đưa vào sử dụng đại trà, nghĩa là cái thứ vaccine này sẽ KHÔNG HỀ CÓ một
postmarketing surveillance (PMS) [02] nào hết tại Việt Nam! Trong khi PMS mới quan
trọng hơn rất nhiều so với thí nghiệm lâm sàng (clinical trial) đối với một thứ vaccine sẽ
được dùng với số lượng khổng lồ. Để dễ hình dung, quý vị hãy coi số tai biến do vaccine
trong thí nghiệm lâm sàng là con số LÝ THUYẾT, còn số tai biến do vaccine trong PMS là
con số THỰC TẾ. Giữa lý thuyết và thực tế, con số nào sẽ cao hơn nhiều lần? Câu trả lời
thật đơn giản!
HAI. Vì vaccine sắp "thí điểm" sẽ được nhập khẩu từ Ấn Độ, ta hãy tới thăm Ấn Độ và
điểm qua một câu chuyện thí nghiệm vaccine tại nước này.
Năm 2009 khoảng 16,000 bé gái đang học tại các trường dành cho người dân tộc thiểu số
tại bang Andhra Pradesh, Ấn Độ, bị tham gia vào thí nghiệm loại vaccine ung thư cổ tử
cung (HPV) có tên Gardasil của hãng dược Merck là hãng dược lớn nhất thế giới. Những
tháng sau đó nhiều bé gái ngã bệnh, trong đó có NĂM BÉ GÁI ĐÃ CHẾT. Ngoài ra còn
có hai bé gái tại bang Guarajat đã chết sau khi bị chích thí nghiệm vaccine HPV Cervavix
của hãng dược GSK.
Báo cáo của ủy ban điều tra cho biết số trẻ bị tham gia thí nghiệm không hề biết bản chất
HPV là bệnh gì, cũng không hề biết bản chất vaccine đó là cái gì. Ủy ban điều tra nói họ
"bị sốc khi biết trong số 9,543 giấy chấp thuận tham gia thí nghiệm (consent form) tại bang
Andhra Pradesh, có 1,948 giấy ký bằng đóng dấu vân tay, và 2,763 giấy do quản lý ký túc
xá học sinh ký." Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là phần lớn cha mẹ của những bé gái
học sinh người dân tộc thiểu số này hoàn toàn mù chữ và không hề hiểu nội dung của giấy
chấp thuận tham gia thí nghiệm vaccine. [03]