tiểu thuyết Đất Lành và hai cuốn tự truyện Người Tha Hương (1936) viết về
người mẹ và Thiên Thần Chiến Đấu (1936) viết về cha của bà). Sau khi
nhận giải, Pearl Buck tiếp tục sáng tác rất nhiều, ngoài văn xuôi bà còn viết
kịch, kịch bản phim, tiểu luận và sách cho thiếu nhi. Bà cũng là người đã
dịch Thủy Hử (All men are brothers) và một số tác phẩm văn học Trung
Quốc sang tiếng Anh.
Trong Thế chiến II, Pearl Buck viết nhiều sách báo chính luận chống chủ
nghĩa phát xít. Những năm 50, bà xuất bản một số tác phẩm về đề tài gia
đình và xã hội Mỹ, kí bút danh I. Sedge. Năm 1951, Pearl Buck được bầu
làm thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ. Năm 1955,
bà li dị chồng và tục huyền với giám đốc một hãng quảng cáo.
Cuối đời, bà quan tâm đến đề tài các nhà bác học nguyên tử buộc phải
chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời, bà tích cực tham gia các
hoạt động từ thiện, xã hội như: sáng lập ra tổ chức không vụ lợi Hiệp hội
Đông Tây (The East and West Association, 1941) nhằm truyền bá những
hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới; cùng chồng lập nên tổ chức Căn nhà
tình nghĩa (Welcome Home, 1949) giúp trẻ mồ côi; lập ra Quỹ Pearl S.
Buck (The Pearl S. Buck Foundation, 1963) và tặng cho quỹ này 7 triệu
đôla.
• Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:
— Gió Đông, gió Tây: Sống vì đất; Tiếng gọi đồng quê; Lá thư Bắc
Kinh; Tình yêu sau cùng; Người mẹ; Nhớ cảnh nhớ người; Yêu muộn; Nạn
nhân buổi giao thời; Mấy người con trai Vương Long; Đứa con người yêu;
Một phút một đời; Một lòng với em; Một cuộc hôn nhân; Lưu đày; Lưu đày
biệt xứ; Cánh hoa e ấp; Đông phương huyền bí qua truyện cổ thần tiên;
Truyện Đông phương; Người vợ tiên; Những người đàn bà tuyệt vời trong
gia đình Kennedy; Những người đàn bà trong gia đình Kennedy; Tà áo
xanh; Nỗi buồn nhược tiểu; Người yêu nước; Ngoài chân mây; Hứa hẹn;
Bão loạn; Mẫu đơn; Quỷ địa ngục chẳng bao giờ ngủ; Yêu mãi còn yêu; Ba
người con gái của Lương phu nhân; Trái tim kiêu hãnh; Một trái tim tự hào;
Biên giới tình yêu; Tình cõi chân mây; Nô tì Mẫu Đơn; Đóa hoa ẩn mình;