làm gì tiếp theo tại mỗi thời điểm. Điều này được minh họa bằng trường
hợp của Tammy Myers, một cựu kỹ sư bị tai nạn xe máy. Hậu quả là cô bị
tổn thương vùng OFC, khu vực ngay phía trên các hốc mắt. Vùng não này
rất quan trọng cho việc tích hợp các tín hiệu phát ra từ cơ thể - các tín hiệu
cho phần còn lại của não biết cơ thể mình đang ở trong trạng thái nào: đói,
lo lắng, hưng phấn, xấu hổ, khát, vui vẻ.
Tammy nhìn ngoài không giống như một người đã bị chấn thương não.
Nhưng nếu bạn dành khoảng năm phút với cô ấy, bạn sẽ phát hiện ra rằng
có vấn đề gì đó với khả năng của cô trong việc xử lý các quyết định cuộc
sống hằng ngày. Tuy có thể miêu tả tất cả những ưu và nhược điểm của một
sự lựa chọn bày ra trước mắt, nhưng ngay cả tình huống đơn giản nhất cũng
đẩy cô vào trạng thái không thể tự quyết. Bởi vì khi cô không thể đọc được
bản tóm tắt xúc cảm của cơ thể, việc đưa ra những quyết định trở nên vô
cùng khó khăn. Bây giờ, không có sự khác biệt rõ rệt giữa các lựa chọn.
Không thể quyết định, cô dần làm được ít việc đi; Tammy kể rằng cô
thường dành cả ngày trên ghế sofa.
Thương tổn não của Tammy cho chúng ta biết điều gì đó quan trọng
trong việc ra quyết định. Thật dễ dàng để nghĩ rằng não bộ chỉ huy cơ thể từ
trên cao - nhưng trên thực tế não bộ lại là tập hợp của chuỗi các phản hồi
liên tục với cơ thể. Các tín hiệu vật lý từ cơ thể đưa ra một bản tóm tắt
nhanh về những gì đang xảy ra và phải làm gì với nó. Để có được một sự
lựa chọn, cơ thể và bộ não phải giao tiếp chặt chẽ với nhau.
Xem xét trường hợp này: bạn muốn chuyển gói đồ đã gửi nhầm tới chỗ
bạn sang cho người hàng xóm. Nhưng khi bạn đến gần cổng nhà họ, con
chó của họ bắt đầu gầm gừ và nhe hàm răng của nó ra. Bạn có mở cổng và
tiến vào cửa trước không? Kiến thức của bạn về thống kê các vụ chó tấn
công không phải là yếu tố quyết định ở đây - thay vào đó, tư thế đe dọa của
con chó gây ra một tập hợp các phản ứng sinh lý trong cơ thể của bạn: tăng