giữ được lên kế hoạch xuất hiện trước một hội đồng ân xá. Một tù nhân đến
trước hội đồng lúc 11:27 sáng. Tội của anh ta là gian lận và anh ta chịu án tù
ba mươi tháng. Một tù nhân khác xuất hiện lúc 01:15 chiều. Anh ta đã phạm
một tội tương tự, và anh ta cũng bị kết án tương tự.
Người tù đầu tiên bị từ chối ân xá; người thứ hai thì được ân xá. Tại
sao? Điều gì đã ảnh hưởng đến quyết định? Chủng tộc? Ngoại hình? Tuổi
tác?
Một nghiên cứu năm 2011 đã phân tích hàng ngàn phán quyết của các
thẩm phán, và nhận thấy những yếu tố trên đều không phải. Vấn đề chủ
yếu nằm ở trạng thái đói. Ngay sau khi hội đồng ân xá dành thời gian cho
một đợt nghỉ giải lao ăn nhẹ, cơ hội ân xá của tù nhân tăng lên đỉnh điểm là
65%. Và một tù nhân đến vào cuối phiên có cơ hội thấp nhất: với chỉ 20%
khả năng có kết quả tốt.
Nói cách khác, các quyết định được tái phân bổ khi nhu cầu khác tăng
lên. Sự định giá thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi. Số phận của một tù nhân
liên quan mật thiết với mạng lưới thần kinh của thẩm phán, thứ hoạt động
theo các nhu cầu sinh học.
Một số nhà tâm lý học mô tả hiệu ứng này là “sự suy yếu của cái tôi,”
nghĩa là những khu vực nhận thức cấp cao liên quan đến chức năng điều
hành và kế hoạch (như thùy trán trước) trở nên mệt mỏi. Sức mạnh ý chí là
một nguồn lực có hạn; nó sẽ dần cạn kiệt, giống như một bình chứa nhiên
liệu. Trong trường hợp của các thẩm phán, càng nhiều trường hợp phải đưa
ra quyết định thì bộ não của họ càng cạn kiệt năng lượng (đôi khi lên đến ba
mươi lăm vụ trong một buổi). Nhưng sau khi ăn sandwich và một miếng trái
cây, các kho dự trữ năng lượng của họ được tiếp nhiên liệu và các bánh lái
khác nhau có nhiều năng lượng hơn trong việc định hướng các quyết định.