NÃO BỘ KỂ GÌ VỀ BẠN? - Trang 121

Theo truyền thống, chúng ta giả định rằng con người là những người ra

quyết định có lý trí: họ thu nhận thông tin, xử lý nó, và đưa ra một câu trả
lời hay giải pháp tối ưu. Nhưng con người thực tế không hoạt động theo
cách này. Ngay cả các thẩm phán, những người luôn cố gắng để thoát khỏi
thiên kiến, cũng bị giam giữ trong đặc tính sinh học của họ.

SỨC MẠNH Ý CHÍ, MỘT NGUỒN LỰC CÓ HẠN

Chúng ta dành rất nhiều năng lượng để kéo bản thân về phía những quyết

định mà chúng ta cảm thấy nên làm. Để kiên định với chúng, chúng ta thường
dựa vào sức mạnh ý chí: sức mạnh bên trong vượt qua cám dỗ (hoặc ít nhất là
cám dỗ thứ phát), hay cho phép bạn hoàn thành công việc đúng hạn khi bạn thực
sự muốn ra ngoài trong ánh nắng chan hòa. Chúng ta đều biết cảm giác của mình
như thế nào khi ý chí của chúng ta giảm xuống: sau một ngày làm việc vất vả, mọi
người thường thấy mình có những lựa chọn tồi hơn – như ăn một bữa ăn lớn
hơn dự định, hay xem tivi thay vì thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.

Để hiểu rõ hơn điều này, nhà tâm lý học Roy Baumeister và các đồng nghiệp

đã tiến hành một thử nghiệm sát thực hơn. Mọi người được mời xem một bộ
phim buồn. Một nửa đã được thông tin trước để có phản ứng như bình thường,
trong khi nửa còn lại được hướng dẫn để kìm nén cảm xúc của họ. Sau bộ phim,
tất cả họ đều được giao một bài thể dục tay là yêu cầu siết tay lâu nhất có thể.
Những ngươi kìm nén cảm xúc đã bỏ cuộc sớm hơn. Tại sao? Vì việc tự kiểm soát
đòi hỏi năng lượng, có nghĩa là sau khi kìm nén, chúng ta có ít năng lượng hơn
cho điều cần làm tiếp theo. Và đó là lý do tại sao việc chống lại cám dỗ, ra những
quyết định khó khăn, hoặc làm chủ tinh thần dường như đều lấy đi rất nhiều năng
lượng. Sức mạnh ý chí không phải là thứ mà chúng ta cần rèn giũa - đó là thứ
làm chúng ta suy kiệt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.