NÃO BỘ KỂ GÌ VỀ BẠN? - Trang 169

Chúng ta cảm nhận thế giới như thế nào chỉ là một nửa câu chuyện. Nửa

còn lại là cách chúng ta tương tác với nó. Tương tự như cách chúng ta đang

bắt đầu thay đổi bản thân cảm giác của chúng ta, liệu sự linh hoạt của não có

được tận dụng để thay đổi cách chúng ta tiếp cận và chạm vào thế giới?

Hãy cùng gặp gỡ Jan Scheuermann. Do một căn bệnh di truyền hiếm gặp

gọi là rối loạn tiểu não, dây thần kinh tủy sống nối não với cơ bắp của cô bị

thoái hóa. Cô có thể cảm nhận được cơ thể của mình, nhưng cô không thể di
chuyển nó. Như cô mô tả, “não của tôi nói ‘nâng lên’ với cánh tay, nhưng cánh

tay đáp lại rằng ‘Tôi không thể nghe thấy bạn.’” Việc tê liệt toàn thân làm cho

cô trở thành một ứng cử viên lý tưởng cho một nghiên cứu mới tại Trường Y

khoa Đại học Pittsburgh.

BƯỚC ĐI CỦA SỰ THAY ĐỔI KỸ THUẬT

Năm 1965, Gordon Moore, đồng sáng lập của Intel, đã đưa ra dự đoán về tốc độ

phát triển điện toán. “Định luật Moore” dự đoán rằng khi các transistor trở nên nhỏ
hơn và chính xác hơn, con số có thể phù hợp với một con chip máy tính sẽ tăng gấp
đôi mỗi hai năm, sức mạnh điện toán tăng theo cấp số mũ theo thời gian. Dự đoán
của Moore đã đúng trong những thập niên qua, và đã trở thành một sự tóm tắt cho
tốc độ thay đổi công nghệ theo cấp số nhân. Định luật Moore được sử dụng cho
ngành công nghiệp máy tính để hướng dẫn lập kế hoạch dài hạn và đặt mục tiêu cho
tiến bộ công nghệ. Vì định luật dự đoán rằng tiến bộ công nghệ sẽ tăng lên theo cấp
số nhân chứ không phải tuyến tính, một số người dự đoán rằng với tốc độ ngày nay,
sẽ có những tiến bộ tương đương với hai vạn năm trong vòng một trăm năm tới.
Với tốc độ này, chúng ta có thể trông đợi những tiến bộ căn bản trong công nghệ mà
chúng ta phụ thuộc vào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.