sóng chạy từ màu đỏ sang tím. Nhưng ánh sáng nhìn thấy chỉ chiếm một
phần rất nhỏ trong phổ điện từ - ít hơn một phần mười nghìn tỉ. Tất cả các
phần còn lại của phổ điện từ - bao gồm sóng radio, vi sóng, tia X, tia
gamma, sóng di động, Wi-Fi, v.v… - tất thảy chúng đang chảy qua chúng ta
ngay lúc này và chúng ta hoàn toàn không ý thức về chúng. Đó là vì chúng
ta không có bất kỳ thụ thể sinh học chuyên biệt để nhận những tín hiệu từ
các phần khác của phổ điện từ. Lát cắt thực tại mà chúng ta có thể thấy bị
đặc tính sinh học của chúng ta giới hạn.
Mỗi sinh vật tự chọn cho mình một lát cắt thực tại. Trong thế giới không
âm thanh, ánh sáng của ve, các tín hiệu mà nó phát hiện từ môi trường là
nhiệt độ và mùi cơ thể. Đối với dơi, đó là sự định vị bằng sóng âm do
không khí nén lại. Đối với cá lông vũ, trải nghiệm của nó về thế giới được
xác định nhờ các sự nhiễu loạn trong điện trường. Đây là những lát cắt của
hệ sinh thái mà chúng có thể phát hiện. Không ai có kinh nghiệm về thực tại
khách quan thực sự tồn tại; mỗi sinh vật chỉ nhận thức được những gì nó đã
tiến hóa để nhận thức. Nhưng có lẽ mỗi sinh vật đều giả định rằng lát cắt
thực tại của nó là toàn bộ thế giới khách quan. Sao chúng ta không dừng lại
để mường tượng về thứ vượt quá những gì chúng ta có thể cảm nhận được?
Vậy thế giới ngoài kia thực sự “trông” như thế nào? Vừa không có màu
sắc, lại chẳng có âm thanh: sự nén ép và giãn nở của không khí được tai thu
nhận, và biến thành tín hiệu điện. Não sau đó trình diện những tín hiệu này
với chúng ta như những âm sắc dịu dàng, sột soạt, lách cách và chói tai.
Thực tại cũng không có mùi: không có thứ gì gọi là mùi tồn tại bên ngoài
não bộ. Các phân tử lơ lửng trong không trung liên kết với các thụ thể trong
mũi và được não bộ kiến giải là những mùi khác nhau. Thế giới thực không
có đầy các sự kiện với cảm giác phong phú; thay vào đó, bộ não của chúng
ta soi sáng thế giới với cảm giác của riêng chúng.
Ủ
Ủ