Hãy lấy một ví dụ khác về sự ảnh hưởng vô thức của “chủ nghĩa vị tha
tiểm ẩn,” mô tả sự chú ý của chúng ta đối với những điều nhắc nhở chúng ta
về chính mình. Khi nhà tâm lý học xã hội Brett Pelham và nhóm nghiên cứu
của ông phân tích hồ sơ của các sinh viên tốt nghiệp từ các trường nha khoa
và luật khoa, họ tìm thấy sự xuất hiện quá mức mang tính thống kê của các
nha sĩ (dentist) có tên là Dennis hoặc Denise, và các luật sư (lawyer) tên
Laura hoặc Laurence. Họ cũng thấy rằng chủ sở hữu của các công ty lợp
mái có nhiều khả năng mang tên bắt đầu bằng chữ R trong khi các chủ cửa
hàng kim khí có nhiều khả năng có tên bắt đầu bằng chữ H. Tuy nhiên, có
phải sự lựa chọn nghề nghiệp là nơi duy nhất chúng ta đưa ra những quyết
định này? Hóa ra đời sống yêu thương của chúng ta cũng có thể bị ảnh
hưởng nặng nề từ những điểm tương đồng này. Khi nhà tâm lý học John
Jones và các đồng nghiệp nhìn vào sổ đăng ký kết hôn ở Georgia và Florida,
họ phát hiện ra rằng có nhiều cặp vợ chồng có cùng chữ cái đầu giống nhau
trong tên của mình. Điều này có nghĩa là Jenny có nhiều khả năng kết hôn
với Joel, Alex kết hôn với Amy, và Donny kết hôn với Daisy. Những loại
hiệu ứng vô thức này nhỏ nhưng có thể kiểm chứng được.
CÚ HÍCH VÔ THỨC
Trong cuốn sách Cú hích, Richard Thaler và Cass Sunstein đã đưa ra cách tiếp
cận để cải thiện “quyết định về sức khỏe, Sự giàu có và hạnh phúc” bằng cách
vui đùa với mạng lưới vô thức của não. Một cú hích nhỏ trong môi trường của
chúng ta có thể làm hành vi và việc ra quyết định tốt hơn, mà chúng ta không
nhận thức được điều đó. Việc đặt hoa quả vừa tầm mắt ở các siêu thị thôi thúc
mọi người lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. Dán bức ảnh của một con ruồi
trong bồn tiểu nam tại sân bay thôi thúc nam giới “nhắm đích” tốt hơn. Tự động
lựa chọn nhân viên vào kế hoạch nghỉ hưu (với quyền tự do không tham gia nếu
họ muốn) dẫn đến thực tế tiết kiệm tốt hơn. Quan điểm quản trị này được gọi là
chủ nghĩa gia trưởng mềm, và Thaler và Sunstein tin rằng ‘Việc hướng dẫn một