NÀY NHỮNG PHONG HOA TUYẾT NGUYỆT - Trang 29

Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến

nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa
trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa
trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v với
những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần
thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-
618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay
cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở
Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 40
kg ngày nay). Trong khi dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào
hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính kiêu
căng, ngạo mạn.

(5) Tiểu Kiều: cùng với người chị ruột là Đại Kiều, đây là hai người

con gái của Kiều quốc công, xinh đẹp có tiếng ở đất Giang Đông thời Tam
Quốc. Đại Kiều là vợ Tôn Sách, người được gọi là Tiểu Bá Vương- con trai
cả của Tôn Kiên. Còn Tiểu Kiều là vợ Chu Du – người được tả là “tướng
mạo phong lưu, nghi dung đẹp đẽ”. Ông là bạn thuở nhỏ của Tôn Sách và
cũng là vị đại đô đốc cơ mưu số một của đất Đông Ngô. Năm xưa Khổng
Minh vì muốn mượn binh lực của Chu Du để đối kháng với quân của Tào
Tháo mà từng tung ra tin Tào Tháo tiến đánh Giang Đông vì muốn có được
hai Kiều.

Lần đầu tiên Chu Du và Tôn Sách đến thăm Kiều gia, nhìn thấy hai

nàng nơi vườn hoa, Chu Du đã xuất khẩu thành thơ một bài bốn câu như
sau:

“Hai đoá hoa Kiều gia

Lấp lánh trong mùa xuân

Có hai cành trúc cứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.