của trò chơi là điền số vào chín ô nhỏ ở bên trong sao cho tổng mỗi hàng
ngang, dọc và chéo đều bằng 15.
Ở trong truyện này, mình đoán Hoan Hỉ đã dùng “cửu cung cách” với
nghĩa thứ ba :”D, cho các bé vừa chơi vừa học, và cách tính toán của cửu
cung cách liên quan mật thiết với cái hình thoi ở giữa nên Tấn Tấn ngố vì
đặt lệch tờ giấy mà làm ra toàn kết quả sai, cho đến khi được Tần Tần giúp
sử
Tiểu Cán Hùng (nghĩa theo mặt chữ là gấu con giặt đồ hay gấu con đi
tuần ^^”) là tên một loại mì sợi khô nổi tiếng của Trung Quốc. Đã là học
sinh những năm 90 của thế kỷ 20, chắc chắn không thể nào quên được chú
gấu con dễ thương này.
Còn nhớ lúc tôi học tiểu học, mỗi lần trống đánh tan trường vang lên,
liền vội vàng thu cất tập vở, cùng bạn học chạy đến ngay quầy hàng vặt
trước trường. Sau khi đưa giấy bạc cho người bán thì hồi hộp chờ nhận lại
một túi mì sợi Tiểu Cán Hùng. Ngay lập tức xé miệng túi ra, bóp vỡ những
sợi mì bên trong, rưới đều gói gia vị có mùi thơm hấp dẫn, rồi lại xốc đều
lên một lần nữa. Cho đến khi cảm thấy mì đã thấm gia vị thật đều, mới
chậm rãi mở miệng túi ra, mê mẩn nhìn ngắm màu sắc mê ly bên trong
trước khi ngửa đầu dốc từng bụm to vào miệng. Thật ngon! Nhất là loại mì
có vị thịt quay, đến nay tôi vẫn chẳng thể nào quên được.
Tiểu Cán Hùng ngoài việc có một loại hương vị khiến người ta nếm
qua một lần khó quên, còn đặc biệt thu hút người ta ở những tấm ảnh về
các vị anh hùng võ tướng Thuỷ Hử và Tam Quốc Chí tặng kèm bên trong.
Bọn nam sinh thời ấy đã dấy lên cơn sốt sưu tập những tấm ảnh này, bao
nhiêu tiền quà vặt đều dành cho Tiểu Cán Hùng cả. Chưa ngừng ở việc mua
mì ăn để lấy ảnh, họ còn dùng sách truyện hoặc lấy ảnh này đổi ngang lấy
ảnh kia. Giờ ra chơi, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của Tiểu Cán Hùng, còn
lớp học thì ngập tràn các loại mùi vị khác nhau của loại mì này. Hỏi rằng