Dịch nghĩa thì vẫn chỉ là “đầy tớ”; nhưng do chỗ người “đầy tớ” là laquais thì phải mặc áo quần
riêng có dấu hiệu thuộc về nhà chủ, đi theo nhà chủ kè kè, nên hình như thân phận laquais có khác với
những đầy tớ khác có chút gì đó “tự do” hơn. Điều buồn cười trong ngôn ngữ, là sự chấp nhận cách
dùng từ ngữ với ngữ nghĩa của laquais mang hàm ý xấu. Victor Hugo từng viết: “tôi mặc áo laquais
còn tâm hồn ngài thì là tâm hồn tên laquais”. Jean Paul Sartre, mà ta khó có thể nghi ngờ tinh thần tự
do, dân chủ, cũng viết: “Tôi thà làm anh thợ sắt nhọc nhằn còn hơn làm tên laquais”. (ND)