ràng này, người ta cho chính quyền Liên bang quyền được can thiệp vào các
công việc nội bộ các bang
. Vì thế mà, một mặt người ta thừa nhận từng
bang trong Liên bang có quyền sửa đổi và thay đổi pháp chế, thì người ta
cũng lại cấm các bang tạo ra những bộ luật có giá trị hồi tố (rétroactive −
ND) và tạo ra trong lòng bang mình một tập đoàn quý tộc
Sau hết, sao cho chính phủ Liên bang có thể hoàn thành những nghĩa vụ
bắt buộc, người ta cho nó cái quyền không bị giới hạn được thu thuế
.
Khi ta chú ý tới việc phân chia quyền lực theo cách hiến pháp Liên bang
đã xác lập nên, khi một mặt ta chú ý tới phần chủ quyền được dành cho các
bang riêng rẽ và mặt khác tới phần quyền lực giữ lại cho Liên bang, ta dễ
dàng nhận thấy rằng các nhà lập pháp Liên bang đã có những ý tưởng rất rõ
rệt và rất công bằng về cái điều trước đây có lần tôi đã gọi bằng sự tập trung
hoá chính quyền.
Hoa Kì không chỉ là một nước cộng hoà, mà đó còn là một liên bang các
nước cộng hoà. Tuy thế, quyền lực quốc gia ở đây về một số mặt nào đó lại
tập trung hoá hơn so với nhiều nền quân chủ chuyên chế ở châu Âu vào
cùng giai đoạn ấy. Tôi sẽ chỉ nêu ra đây hai thí dụ thôi.
Nước Pháp có cả thảy mười ba toà án có chủ quyền, các toà này thường
vẫn có quyền tự mình diễn giải luật pháp không ai được chống án. Ngoài ra,
ở Pháp còn có những tỉnh được gọi là vùng trực thuộc Nhà nước, những
vùng này có quyền từ chối cùng thực hiện mệnh lệnh khi chính quyền thay
mặt quốc gia ra lệnh thu một loại thuế.
Liên bang Hoa Kì chỉ có một toà án để diễn giải luật pháp, cũng như chỉ
có một hệ thống lập pháp để làm công việc đó. Thuế do các đại biểu nhân
dân toàn quốc thông qua là bắt buộc đối với mọi công dân. Như vậy Liên
bang Hoa Kì có tính chất tập trung hoá mạnh hơn trên hai điểm cốt yếu này
so với nền quân chủ chuyên chế ở Pháp, mặc dù Liên bang chính là một sự
gán ghép các nước cộng hoà lại với nhau.
Ở Tây Ban Nha, một số tỉnh có quyền xây dựng hệ thống hải quan riêng,
bản chất công việc này là tước đi chủ quyền của quốc gia.