Chẳng có gì lạ khi ông nghị Lindy thắng cử với ưu thế tuyệt đối!
Và thế là quá trình trên lại tiếp tục. Tiền giấy tiếp tục được in ra mỗi lúc
một nhiều, còn đoàn thuyền đánh cá trở về với càng ngày càng ít hơn
những con cá thực thụ.
Khi cá chính thức chỉ còn bằng một phần mười cá thật, ngay cả Ally
Greenfin cũng hiểu là ông ta không thể làm hơn được nữa. Khi kho cá của
ngân hàng chi còn là những đống xương cá, ông ta lao đến Nghị viện và đề
nghị triệu tập một cuộc họp khẩn cấp.
ĐIỀU CÒN ĐỌNG LẠI
Một trong những lý do khiến các nhà kinh tế rất thành công trong việc
che giấu nguồn gốc của lạm phát là việc họ đã bỏ qua chính định nghĩa của
thuật ngữ này. Hầu như tất cả mọi người tin rằng giá cả tăng là lạm phát.
Do đó nếu giá không tăng, sẽ không có lạm phát.
Nhưng giá tăng chỉ là kết quả của lạm phát mà thôi. Lạm phát thực ra là
sự gia tăng của lượng cung tiền.
Bất kỳ cuốn từ điển nào xuất bản trước năm 1990 đều định nghĩa lạm
phát là một sự gia tăng của lượng cung tiền. Các ấn bản sau này đã thận
trọng hơn khi định nghĩa lạm phát. Nhưng nếu hiểu đúng định nghĩa của
lạm phát, bạn sẽ biết là giá cả có thể không tăng hay thậm chí giảm đi, mà
lượng cung tiền vẫn tăng.
Trong thời kỳ suy thoái, người ta sẽ khôn ngoan dừng chi tiêu lại. Khi
mọi người dừng chi tiêu, nhu cầu và giá cả đều giảm. Nhưng đôi khi những
yếu tố này được bù lại bằng việc gia tăng cung tiền, làm giảm đi giá trị của
tiền. Khi xảy ra lạm phát trong suy thoái, giá có thể tăng (nếu nhà máy in
tiền của Chính phủ làm việc đủ nhanh!), có thể giữ nguyên hay thậm chí
giảm ít hơn so với khi không có lạm phát.
Tuy nhiên, trong suy thoái giá cả cần phải giảm để tái cân bằng nền kinh
tế. Suy thoái phải mang tính chất giảm phát. Giá cả giảm sẽ làm nhẹ bớt tác
động của thất nghiệp. Các nhà kinh tế hiện đại, bằng cách nào đó, lại xem
giá giảm là địa ngục dẫn tới việc tàn phá nhu cầu. Họ quên rằng khi giá cả
giảm đủ sâu, người dân sẽ chi tiêu trở lại. Quá trình này giúp giải phóng