NỀN KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG VÀ SỤP ĐỔ NHƯ THẾ NÀO? - Trang 188

Để tránh cả hai giải pháp bất lợi về chính trị nói trên, một số Chính phủ

bèn... tuyên bố vỡ nợ, tức là tuyên bố với các nước chủ nợ rằng nước mình
không thể hoàn thành các nghĩa vụ liên quan tới khoản nợ! Nếu đa phần
khoản nợ là nợ nước ngoài, thì đây là một quyết định tương đối dễ dàng.
Nói theo kiểu chính trị thì lừa dối người nước ngoài vẫn dễ làm hơn là tăng
thuế hay từ chối những lợi ích đã hứa cho công dân trong nước mình!

Với các nhà lãnh đạo chính trị, tuyên bố vỡ nợ có thể gây lúng túng, vì

đó là một tuyên bố chính thức về việc mất khả năng chi trả. Để tránh điều
này, nhiều Chính phủ chọn cách đơn giản là in thêm tiền để trả nợ, nghĩa là
né tránh nghĩa vụ trả nợ bằng cách chấp nhận lạm phát. Do lạm phát là thứ
dễ chấp nhận nhất, đó sẽ là giải pháp thường xảy ra nhất! Nhưng tuy dễ
dàng trước mắt, về dài hạn hậu quả sẽ là khôn lường nhất.

Lạm phát giúp các Chính phủ né tránh những lựa chọn khó khăn và xử lý

các khoản nợ một cách bí mật. Bằng cách in thêm tiền, về danh nghĩa
Chính phủ trả được nợ, nhưng thực tế là họ đã pha loãng đồng tiền của
quốc gia. Chủ nợ được thanh toán, nhưng số tiền họ nhận được có giá trị
chẳng đáng là bao vì lạm phát (còn trong trường hợp lạm phát phi mã thì số
tiền đó trở nên hoàn toàn vô giá trị!).

Lạm phát chẳng qua là một biện pháp dịch chuyển tài sản từ những

người đang có khoản tiết kiệm bằng một loại tiền tệ sang những ai đang có
những khoản nợ bằng loại tiền tệ ấy. Khi siêu lạm phát, hay lạm phát phi
mã, xảy ra, toàn bộ những gì tiết kiệm được sẽ biến mất, ngược lại toàn bộ
khoản nợ (bằng loại tiền tệ đang bị lạm phát - ND) cũng sẽ biến mất theo.
Những ai sở hữu các loại tài sản khác sẽ không bị ảnh hưởng, vì khi lạm
phát diễn ra thì giá trị danh nghĩa của những tài sản khác, chẳng hạn bất
động sản, sẽ tăng lên.

Điều này đã từng xảy ra nhiều lần, tại nhiều quốc gia trong chiều dài lịch

sử Pháp (thập niên 1790), các bang miền Nam nước Mỹ trong thời Nội
chiến (1861-1865), Đức (thập niên 1920), Hungary (thập niên 1940),
Argentina và Brazil (thập niên 1970 và 1980), và gần đây nhất là
Zimbabwe. Trong mọi trường hợp, những tình huống và điều kiện gây nên
lạm phát và sau đó kéo theo sự sụp đổ về kinh tế là hoàn toàn tương tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.