NỀN KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG VÀ SỤP ĐỔ NHƯ THẾ NÀO? - Trang 30

bỏ! Bọn thú nhỏ hơn, như thỏ chẳng hạn, thì chúng ta có thể khống chế
được, nhưng trước tiên cũng phải tóm được chúng cái đã. Điều gì sẽ xảy ra
khi phải trồng và hái rau bằng tay không, hay khi không có bao tải để đựng
những thứ thu hoạch được để mang về nhà? Rồi hãy tưởng tượng làm sao
chúng ta có thể làm ra quần áo và đồ dùng nếu không có nhà máy, thậm chí
không có cả kéo và đinh?

Khi đó, dù con người có thông minh khôn khéo tới đâu đi nữa, cuộc sống

của chúng ta cũng không thể khá hơn, ít nhất là về mặt kinh tế, so với cuộc
sống của loài vượn và đười ươi!

Các công cụ thay đổi mọi thứ và tạo ra khả năng của một nền kinh tế.

Những ngọn lao, cây giáo giúp chúng ta săn thú, cuốc xẻng giúp chúng ta
trồng cây, lưới hay vợt giúp chúng ta bắt cá. Tất cả những dụng cụ đó đều
nâng cao hiệu quả của lao động. Càng sản xuất ra nhiều thì con người càng
tiêu thụ nhiều, và cuộc sống càng trở nên thịnh vượng sung túc hơn.

Định nghĩa đơn giản nhất về kinh tế học là nỗ lực tối đa hóa sự sẵn có

để sử dụng của các nguồn lực bị giới hạn (mọi nguồn lực đều có giới hạn!)
để đáp ứng càng nhiều nhu cầu của con người càng tốt
. Công cụ, tư liệu
sản xuất và sự cải tiến hay cách tân chính là những chìa khóa của phương
trình cân bằng hai khái niệm này.

Nếu ghi nhớ điều này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra cái gì làm kinh tế tăng

trưởng: tìm ra những cách thức tốt hơn để sản xuất ra nhiều thứ mà con
người muốn có hơn. Nguyên tắc này là bất biến, bất kể quy mô của nền
kinh tế lớn đến đâu đi nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.