chúng ta sản xuất ra, không thể vay mượn nhiều hơn những gì chúng ta tiết
kiệm được... ít nhất là không thể trong dài hạn.
Khi làn gió ngược trong kinh tế bắt đầu thổi mạnh vào năm 2008, các
nhà chính trị và kinh tế, theo phản xạ, tìm kiếm một phương tiện để khiến
người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, tiết kiệm ít hơn nữa.
Họ hoàn toàn lạc hậu! Tự thân việc chi tiêu chẳng có nghĩa gì cả.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn chi ra một triệu USD chỉ để mua không khí???
Điều đó có làm lợi gì cho xã hội đâu? Có chăng chỉ có người bán không khí
cho bạn có lợi mà thôi, vì anh ta sẽ sở hữu số tiền 1 triệu USD đó, vốn là
của bạn. Sử dụng các phương pháp kế toán kinh tế hiện đại, chẳng hạn như
việc đo lường GDP, thì giao dịch này dường như đúng là một hoạt động có
thực, vì nó sẽ được hạch toán như là 1 triệu USD tăng trưởng! Nhưng hành
động mua bán không khí có cải thiện nền kinh tế nói chung đâu. Không khí
vẫn luôn ở đó mà thôi! Việc ai đó bỏ tiền ra mua không khí chẳng làm thay
đổi bất kỳ điều gì cả.
Thực sự mà nói, chi tiêu chỉ là thước đo chúng ta dùng để đo lường sản
xuất. Bởi mọi thứ sản xuất ra cuối cùng đều sẽ được tiêu thụ, thế thì tại sao
chi tiêu lại quan trọng? Ngay cả những thứ không ai muốn mua cũng sẽ
được tiêu thụ hay mua, nếu giá của nó giảm đủ mạnh. Nhưng chỉ đến khi
sản xuất hay chế tạo ra một thứ gì đó xong xuôi thì chúng ta mới có thể tiêu
thụ nó. Do đó, chính sản xuất mới là cái làm gia tăng giá trị.
Hành vi tiết kiệm tạo ra tư liệu sản xuất để tạo điều kiện mở rộng sản
xuất. Kết quả là một dollar tiết kiệm được sẽ có ảnh hưởng kinh tế tích cực
hơn một dollar tiêu xài. Chỉ có điều, xin bạn đừng cố giải thích điều đó cho
một nhà kinh tế hay một chính trị gia nhé!