Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
16
cần bán hay giết thịt bấy giờ họ mới nhận thấy gà vịt của họ đã lớn
hoặc đã sinh sôi nảy nở ra nhiều.
Ngay cả đến nuôi lợn và trâu bò cũng vậy. Núi rừng không thiếu
gì cỏ, đàn vật họ thả rong, chiều chiều họ mới xua chúng về chuồng.
Có mất mát vài con cũng không sao, rồi lợn nái sẽ sinh đàn lợn khác.
Chỉ trừ khi mất con trâu con bò họ mới lưu tâm tìm kiếm.
Họ sống giản dị quen với thiên nhiên. Những con vật họ nuôi, họ
cũng coi như những lâm sản ở trong rừng. Thực vậy, dù ở trong nhà
hay ở trong rừng những con vật ấy cũng như những lâm sản ấy đều
do trời đất sinh ra cả. Trời đất cho ta cái gì, ta được hưởng vật ấy. Ta
chả cần mất công đi lấy về, hoặc nuôi cho chúng lớn là ta có quyền
dùng. Ta mất công, ta phải có quyền hưởng, và cũng đừng bao giờ ta
tranh công của người khác.
Nguyên tắc thật là đơn sơ nhưng cũng không phải là không hợp
lý. Người ở rừng núi bao giờ cũng tôn trọng nguyên tắc này, nên
không bao giờ xảy ra những truyện tranh giành, trộm cắp. Ai trồng
cây người đó hưởng quả, và nếu cây mọc tự nhiên ở trong rừng ai
mất công vào tìm người đó đuợc lấy quả.
Cũng theo nguyên tắc trên, các cô sơn nữ vùng Tam Đảo, hàng
ngày thường vào rừng để kiếm tìm lâm sản. Có khi các cô dắt nhau
vài bốn người cùng đi, có khi các cô đi một mình. Rừng rậm huyền bí
với các người vùng xuôi, nhưng đối với các cô, rừng rậm không xa lạ
gì. Những lối mòn, những cây đại thụ, tiếng hót của loài chim, tiếng
kêu của giống thú, các cô quen lắm rồi. Các cô biết rõ đi tới đâu sẽ có
suối chảy róc rách, đi tới đâu sẽ lấy được củ nâu, sẽ hái được lá kim
giao, sẽ cắt được đông trùng hạ thảo, sẽ đẵn đuợc ống giang, sẽ lấy
được mộc nhĩ... Hàng năm, tuần tự theo thời tiết của từng mùa, các
cô vào rừng kiếm từng thứ mang về dùng ngay, phơi khô đem bán
hoặc đem đổi tại các phiên chợ.
Đi rừng thường thường bao giờ các cô cũng ăn vận như đi chợ.
Chiếc khăn chàm chít trên đầu như che lấy khuôn mặt trắng trẻo bầu
bĩnh hiền lành. Mắt sáng, môi tươi, thỉnh thoảng giữa câu chuyện với
nhau các cô nở một nụ cười duyên dáng. Đôi lỗ tai đeo đôi khuyên
bạc hoặc đôi khi bắt chước người Kinh các cô đeo đôi trầm bằng hổ