NẾP CŨ - BÓ HOA BẮC VIỆT - Trang 40

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

40

Sóng bể bốc cao như thác, vỗ ầm ầm; gió gào thét và như muốn ra
uy, sấm chớp từ cao giáng xuống.

Những lúc ấy người đi khơi lo đã đành, cả kẻ ở nhà cũng không

yên dạ. Người đi khơi lo cuốn buồm quay mũi mau cho thuyền đến
được bờ, còn kẻ ở nhà nóng lòng sốt ruột cầu nguyện thương xót tới
chồng con mình, run rủi sao cho qua khỏi cơn sóng gió.

Hàng ngày cứ bao giờ thuyền cá về tới bờ, người dân chài mới biết

xong chuyện ra khơi hôm đó. Và cá phải bán xong, họ mới biết ngày
hôm đó họ đã may mắn hay không?

Những cá to họ bán, còn những cá nhỏ không có người mua, họ

mang về phơi khô để các bà nội trợ mang bán tại các phiên chợ Tiền
Hải, Trà Lý. Tiền bán cá, họ lo trả món nợ vay trước để sắm thuyền,
mua lưới, mua chì... Sự vất vả về phần họ, nhưng hưởng lợi, thực ra là
bọn có tiền ở các ấp Hưng Thịnh, Ông Hậu

[1]

, cho họ vay lãi để trả

dần. Biết bọn người cho vay để lợi dụng họ ăn lời nhiều, nhưng họ
không hề phàn nàn. Họ coi đó là một sự dĩ nhiên, vì đi vay thì phải
chịu lãi, và nếu không vay được tiền thì lấy gì mua sắm vật dụng cần
thiết. Họ không oán các chủ nợ, nhiều khi họ còn nặng mang ơn là
khác. Và những ngày từ ngày Tết, thường họ vẫn dành những con cá
to, những con mực lớn, những chục cua đẫy để mang biếu chủ nợ.

Thuyền ở khơi vào, cá bán xong, họ kéo lên bãi bể. Đàn ông xem

lại thuyền, có cần gắn lại chỗ nào, buổi ra khơi sớm ngày có hư hại gì
đến thuyền lưới không. Nếu lưới rách, họ căng lên ngay bãi bể, và các
cô thiếu nữ, các bà nội trợ sẽ vá lại những chỗ rách thủng để ngày
hôm sau đánh cá khỏi bị lọt luới. Họ vừa làm vừa trò chuyện về buổi
ra khơi, về những việc đã xảy ra ở quanh vùng, về lòng nhân hậu của
người chủ nợ này, sự cay nghiệt của người chủ nợ khác. Đồng thời họ
săn sóc tới chỗ cá vụn đang phơi ở bãi biển.

Việc vá luới có khi tỉ mỉ rất nhiều công phu. Vá những mắt lưới

xong, nhiều khi họ còn phải móc thêm những thỏi chì vào mép lưới.
Họ săn sóc cái lưới hơn một bảo vật, vì đây không những là một phần

[1] Tên này dùng để chỉ đồn điền của một người ở Thái Bình vốn được gọi là ông Hậu, có lẽ vì
có chân Hậu bổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.