NẾP CŨ - BÓ HOA BẮC VIỆT - Trang 44

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

44

xa là những khu đồi liên tiếp. Mạ xanh của ruộng, cây xẫm của rừng
tương phản với màu đất đỏ của những ngọn đồi như muốn vẽ nên
một bức tranh thiên nhiên tuyệt phẩm. Xen vào đó một vài ngọn suối
róc rách chảy và sau những rặng cây, vài mái nhà lá như ẩn như hiện,
sáng và chiều, tỏa làn khói lên không trung, điểm tô thêm cho phong
cảnh.

Những ngọn đồi có khi ở ngay hai bên đường, có khi đi sâu vào

mãi phía trong, lẫn vào những cánh rừng trùng trùng điệp điệp.

Có nhiều ngọn đồi đã được lập thành đồn điền, có người lập thành

đồn điền, có người khai khẩn, trái hẳn với những khu rừng vẫn giữ
nguyên vẻ hoang vu, được sự bao vệ của sở Kiểm lâm.

Trên những ngọn đồi là những nương trẩu, nương sắn, nương

khoai và nhất là nương chè.

Chè là một nguồn lợi của dân chúng vùng Phú Thọ, và chính cũng

nhờ số chè sản xuất hàng năm ở đây người ta sống được phong lưu,
không bị chật vật lam lũ như dân nhiều vùng khác.

Chè là một trong những nguồn sống chính của dân trong vùng nên

những đồi chè thường được trông nom rất cẩn thận. Người ta làm
nhà ở chân đồi để hàng ngày tiện săn sóc nương chè.

Trồng chè rất vất vả công phu. Phải gieo hạt đúng mùa, phải bón

xới đúng độ, phải tỉa cánh bắt sâu, và phải cẩn thận nhất trong công
việc hái chè.

Trông nom đồi chè, người ta bận rộn quanh năm và công việc cũng

đổi thay theo thời tiết. Nhiều việc rất tỉ mỉ và nhiều công việc rất cần
có kinh nghiệm để giữ cho cây chè được tươi tốt, trổ được lá nhiều.

Những khi bón cây sửa luống, người ta phải lưu ý đề phòng nước

mưa không cuốn hết chất mục của đất khiến cho đất trở nên chua,
làm cho cây chè cằn cỗi.

Những khi tỉa cánh bắt sâu, người ta phải nhẹ nhàng để không hại

tới mầm non đang nẩy lộc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.