NẾP CŨ - BÓ HOA BẮC VIỆT - Trang 51

Thưc hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

51

là một sân gạch to rộng, rồi đến một cái giếng lớn, không có bờ, hình
tròn. Ở giữa giếng nổi lên một cồn đất cũng hình tròn, và ở trung tâm
cồn đất, có một cây hoàng lan, với mùi hương sực nức lan tới khắp
làng, khi hoàng hôn xuống cũng như buổi bình minh lên.

Người ta bảo đấy là một cuộn chỉ và chiếc kim thêu, và hương

hoàng lan tượng trưng cho cái gì có màu sắc, đẹp đẽ, mỹ thuật có thể
khiến cho người ta say mê như khi người ta ưa thích cái hương thơm
của hoa hoàng lan thoang thoảng trong gió sớm vậy.

Không hiểu lời nói trên căn cứ vào phong thủy, có từ bao giờ, từ

trước khi dân làng Hướng Dương có nghề thêu, hay vì tại làng này có
nghề thêu, nên người ta dựa vào phong thủy mà giải thích như vậy?

Dù sao có điều không ai chối cãi được là dân làng Hướng Dương

hầu hết biết nghề thêu, và họ đều là những người thợ thêu có tài và
có tiếng.

Chung quanh Hướng Dương, nhiều làng khác cũng có nghề thêu

như làng Đào Xá ở ngay sát nách với Hướng Dương, làng Tam Sơn, ở
phía trước mặt, làng Quất Động ở mé trên v.v... nhưng chỉ nghề thêu
của làng Hướng Dương là nổi tiếng.

Những du khách, ai đã đi qua Quốc lộ số 1, tất phải lưu ý tới ngay

bên đường cái một tấm biển viết bằng chữ Pháp lập nên từ hồi Pháp
thuộc, có mấy hàng chữ: Làng Hướng Dương đồ thêu mỹ thuật.

Đồ thêu của làng Hướng Dương sản xuất quả thật là mỹ thuật. Các

nhà xuất cảng đã gửi nhiều đi ngoại quốc, và chính ngay ở các hiệu
thêu lớn nhất phố hàng Trống, phố hàng Quạt Hà Nội, phần lớn
những đồ bày bán đều sản xuất tại Hướng Dương.

Nghề thêu là một thủ công nghệ mỹ thuật gia đình. Nhà nhà tại

Hướng Dương đều có khung thêu, và trai gái trong làng hơi lớn tuổi
một chút đều học nghề thêu, cả thêu trắng lẫn thêu màu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.