Thưc hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
53
Họ đồng ý rồi lại khởi công thêu một bức mới, hai vợ chồng lại chia
nhau từng mẫu tranh, để lại cùng cúi đầu vào nhau, chăm chú từng
đường kim mũi chỉ, cố làm sao đặt hết cả tinh thần vào bức thêu. Vừa
thêu, họ cùng nhau trò chuyện trông thật là một đôi uyên ương với
tất cả những lạc thú của yêu đuơng.
Hàng tháng hai lần họ mang hàng lên Hà Nội bán tại các cửa hàng
thêu, để mua chỉ và vải. Cũng có khi hai vợ chồng cùng đi để nhân thể
vui chơi vài ngày ở đất ngàn năm văn vật để sắm đôi thứ cần dùng
hoặc đánh đôi khuyên chiếc nhẫn vàng làm của để dành, nhưng
thường vợ vẫn ở lại nhà để làm nốt bức thêu dở, hay chăm lo công
việc khác.
Người chồng đi Hà Nội bán xong hàng, mua xong vải và chỉ thì
tính ngay đường về. Thì giờ là vàng ngọc, chàng ta không muốn lãng
phí: còn biết bao nhiêu công việc đang đợi chờ chàng ở chốn quê.
Tuy nhiên bao giờ chàng cũng mua cái gì về làm quà chơ vợ con. Có
khi là chiếc khăn vuông len để vợ quàng trong vụ rét. Có khi là chiếc
mũ để con đội đi học. Cũng có khi là thực phẩm, tùy theo từng mùa
xuất hiện ở Hà Nội: tháng Tám là cốm Vòng, tháng Chín là hồng Lạng
Sơn, tháng Mười là bưởi Đoan Hùng.
Chàng sung sướng mang quà về cho vợ con, cũng như vợ ở nhà
sung sướng đón chồng về với một mâm cơm thịnh soạn hôm ngày
thường. Hôm nay họ sẽ thổi cơm trắng gạo dự
[3]
chứ không ăn cơm
gạo thông
[4]
đỏ quạnh như mọi bữa. Thức ăn hôm đó phải có món
người chồng xưa nay ưa thích, món ăn đó không cứ là cao lương mỹ
vị. Có thể là đĩa cá bống kho khô với nõn khoai, có thể là đĩa thịt lợn
rim mua tại chợ Tó, thịt lợn chợ Tó có tiếng là ngon, đã đuợc truyền
tụng vào câu tục ngữ: Gà Tò, lợn Tó... và chợ Tó cũng không cách xa
xã Hướng Dương là mấy.
[3 - 4] Tên hai thứ gạo ở miền Bắc