Thưc hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
59
khi đi cả chợ Mới, bên kia sông Hồng Hà tại phủ Khoái Châu tỉnh Hưng
Yên nữa.
Tiền bán màu ngoài công việc dùng để vun đắp cho đồng ruộng
như mua hạt giống, sắm dụng cụ, còn giúp các gia đình xã Hướng
Dương làm tròn nhiệm vụ với lệ làng.
Lệ làng Hướng Dương, mỗi khi tuần tiết, cũng như trong các ngày
rằm và mùng một hàng tháng các dân đình từ 60 tuổi trở xuống phải
cắt lượt nhau để sửa lễ tại đình. Tùy theo từng tiết, dân làng cúng lễ
chay hoặc lễ mặn. Đã là đàn ông con trai trong làng, dù nghèo, túng
đến đâu, ai cũng muốn lo tròn bổn phận của mình với thôn xã, nhất
là khi bổn phận đó chỉ là việc sửa lễ tại đình, để nhớ ơn vị Thượng
Đẳng thần đã đem nghề thêu tới cho dân làng.
Theo lời dân làng thì xã Hướng Dương thờ ông Lê Công Thành,
người đã đi sứ sang Trung Hoa và đã học được nghề thêu và truyền
dạy cho dân chúng dân làng này và mấy làng lân cận.
Nghề thêu của xã Hướng Dương vẫn nổi tiếng và càng phát đạt.
Những gia đình thợ thêu cũng nhờ đó được sung túc hơn. Họ vui
sướng hưởng hạnh phúc dưới mái nhà tranh, sống một cuộc đời giản
dị, chồng cũng như vợ chỉ lo làm ăn, gây dựng cho con cái.
Những bức thêu của họ hoàn thành được gửi đi bốn phương trời,
những ai khi ngắm một bức thêu mỹ thuật có bao giờ nghĩ cuộc sống
bình dị của những nam nữ nghệ sĩ đã tạo nên bức thêu chăng?
CHUNG QUANH ĐẦM VẠC
Nếu chúng ta có dịp đứng trên núi Tam Đảo nhìn xuống Vĩnh Yên,
chúng ta sẽ thấy sát ngay tỉnh lũ Vĩnh Yên một làn nước trắng bao la,
giống hình một chiếc vạc ba chân: đấy là đầm Vạc.
Đầm Vạc là một chiếc đầm lớn rộng, ở liền kế ngay tỉnh lũ Vĩnh
Yên, hình giống một chiếc vạc ba chân, ăn vùng qua chín làng thuộc
hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên đi từ xã Vĩnh Thịnh, Tịch Sơn,
Đông Đạo, Vị Thanh, Vị Trù, Khai Quang thuộc huyện Tam Dương,