Nhà vua lập đàn cầu khẩn thần minh.
Ngày mồng 7 tháng 3 năm Bính Ngọ (255 trước Tây lịch) ngài thấy một
cụ già từ phương Đông đi lại ngừng ở trước cửa thành.
Nhà vua nghênh tiếp cụ già vào cung rồi trình bày sự khó khăn nhà vua
vấp phải trong việc đắp Loa Thành. Cụ già cho nhà vua biết, ngày hôm
sau sẽ có sứ giả của vua Thủy tới chỉ bảo cho nhà vua cách xây thành.
Nói xong cụ biến mất.
Ngày hôm sau, khi nhà vua đang ở phía Đông môn Ngài thấy từ phương
Đông đi lại một con rùa vàng, đứng hai chân trên mặt đất. Đấy là thần
Kim Quy sứ giả của vua Thủy Tề. Nhà vua rước thần Kim Quy lên xe đi
về cung điện.
Khi nhà vua hỏi Thần về việc đắp thành, Thần bảo rằng: ''Sở dĩ thành
đắp lên lại đổ do sự quấy phá của âm hồn một vị Hoàng tử dựa vào thế
lực của chư thần sông núi để trả thù việc nhà vua xâm chiếm nước Văn
Lang. Ngoài ra còn có một con bạch hùng kê tu luyện nghìn năm, thành
tinh trú ẩn trên Thất Diệu sơn cùng với âm hồn của một người thợ kèn,
hài cốt mai táng ở núi này biến hình phá phách.
Gần Thất Diệu sơn có một hàng quán rất đông khách trọ. Chủ quán là
Ngộ Không, có một người con gái, gả cho con gà sống trắng thành tinh.
Con kê tinh này cùng với hồn ma người thợ kèn, thay đổi hình dạng, đã
giết hại rất nhiều khách trọ.
Nhà vua muốn đắp được Loa Thành, cần phải diệt trừ con bạch hùng kê.
Nó thường hóa thành một con cú, mỏ cắp một đạo bùa, bay đậu trên cây
đàn hương, chính nó đã kêu xin với Thượng đế làm đổ Loa thành để
phục hồi quyền phép của như thần sơn xuyên. Tôi sẽ cắn chân con cú đó
bị đau nó sẽ nhả đạo bùa ra, nhà vua nhặt lấy, nhà vua sẽ xây được
thành.''