Vua đã lập ra nước Âu Lạc, thờ Trọng Thủy và Mỵ Châu vì người ta
trọng sự chung thủy, tiết nghĩa của đôi người.
Cho đến trước ngày tiền thế chiến, ở núi Mộ Dạ, gần nơi nhà Vua tự vận,
thuộc xã Cao Ái, huyện Đông Thành, Nghệ An, vẫn có đền thờ vua An
Dương Vương, tục gọi là Đền Công, vì nơi đây rậm rạp, loài công đến ở
rất nhiều.
Và ở xã Đông Cao, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cũng có Đền thờ
Mỵ Châu, và hằng năm vào ngày 18 tháng 8 âm lịch, dân làng có mở hội
gọi là NGÀY GIỖ MỴ CHÂU.
Hội bắt đầu từ hôm rằm, nhằm ngày Trung Thu, nhưng vui nhất vào hôm
18, tức là hôm có đám rước kiệu Mỵ Châu từ xã Đông Cao cho đến đình
làng Đông Bộ ở bên sông Hồng Hà.
Theo dân xã Đông Cao, đám rước này chính là đám rước để Mỵ Châu tới
yết kiến vua cha có đền thờ tại xã Đông Bộ. Chính hôm 18 tháng 8, tại
xã Đông Bộ cũng mở hội kỷ niệm vua An Dương Vương. Làng này năm
nào cũng chờ xã Đông Cao rước kiệu tới.
Dân địa phương gọi hai đền thờ ở làng Đông Bộ và làng Đông Cao là
Đền Cha và Đền Con.
Hàng năm Con phải tới yết kiến Cha để vấn an cũng như để tạ lỗi xưa đã
vì mối tình của mình nước mất nhà tan và nhà vua phải thác.
Trong buổi rước kiệu từ xã Đông Cao đến đền thờ xã Đông Bộ, bao
nhiêu chức sắc xã Đông Cao đều đi hết và vị bô lão niên trưởng trong
làng bưng bình hương đi trước.
Tới xã Đông Bộ các vị chức sắc làng Đông Cao rước Kiệu vào đình tế lễ
một tuần, như có ý để Mỵ Châu tạ tội cùng vua Cha.
Sau buổi tế lễ, các quan viên chức sắc xã Đông Cao được các quan viên
chức sắc xã Đông Bộ tiếp đãi rất lịch sự.