Lễ hội của tộc Khơme Nam Bộ[1]
Cũng như mọi dân tộc trồng lúa nước ở Đông Nam Á, người Khơme tồn
tại nhiều lễ nghi nông nghiệp diễn ra theo chu kỳ gió mùa và chu kỳ canh
tác. Người Khơme mừng tết vào giữa tháng ''Chết'' (tức khoảng giữa
tháng 4 dương lịch) ngày 13-14-15 gọi là ''Chôm Chnan Thmây''. Đây là
thời điềm mùa khô kết thúc và mùa mưa sắp đến. Trong dịp này đồng
bào có các tục đắp núi lửa, núi cát trong chính điện hay xung quanh
chùa; có tục tắm cho các tượng Phật, sư sãi và người thân lớn tuổi trong
gia đình. Đây là các ma thuật - có nguồn gốc từ xa xưa – để cầu mưa,
nhưng nay đồng bào giải thích theo quan điểm luân hồi, luật nhân quả
của nhà Phật. Cũng trong dịp này, trai gái Khơme chơi các trò ném banh
(chôlxhung), đấu khăn (leăk konxeng), rồng rắn (chôk chêy)... và hát đối
đáp với nhiều hình thức. Các trò chơi của trai gái trong ngày Tết này,
ngoài tính cách vui giải trí và biểu diễn nghệ thuật, còn mang ý nghĩa
phồn thịnh, cầu mong mùa màng phong đăng hòa cốc
Trước đây, vào những năm hạn hán, đồng bào trong phum, sóc thường
giết lợn, gà cúng ông Tà chủ xóm đề cầu an, cầu mưa. Ở một vài địa
phương còn có tục ném các tượng thần Bà La Môn - được đồng hóa với
các neak tà - xuống nước để cầu mưa. Hoặc mời ông Lục (sư Khơme)
đến tụng kinh chêy ontò. Lễ này thường được tổ chức ngoài ruộng lúa.
Người ta đào một hố trước mặt ông sư, trong đó đặt một con cá nhỏ, một
con lươn, ếch, sò, hay cua.
Và ông Lục tụng kinh dưới ánh mặt trời gay gắt, không được che dù.
Một tục lệ cầu mưa khác là “bơi thuyền trên cạn” (um tuk lơcôk).
Trong quá trình canh tác, người Khơme có tục cúng các thần ruộng (neak
tà Xrê). Khi gieo mạ, cấy, họ còn phải cúng các arăk viêl là các thần mục
súc đế cầu mong xua đuổi chuột, cua, sâu, rầy khỏi cắn phá. Khi gặt hái
và để lúa vào bồ, họ làm lễ gọi Hồn lúa (hno pralưng xrâu). Hồn lúa ở
người Khơme thường được tượng trưng bằng nữ thần Peisrap ngồi trên
mình cá xlát tay cầm một nhánh lúa.